top-banner-2

Thứ sáu, 08/02/2019, 08:08 GMT+7

Thăm đình Kim Liên - một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 08/02/2019, 08:08 GMT+7

Đình Kim Liên được xây dựng tựa lên một gò đất cao nhất vùng cũng là nơi mở ra ô Kim Hoa, cửa ngõ giao lưu giữa vùng Sơn Nam về với kinh thành.

dinh-kim-lien

Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục và Đền Kim Liên. So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17).

 tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 2

Đình được xây dựng trên gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1).

 tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 3

Đình chính gồm nghi môn, đại bái và cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian các họa tiết trang trí trên các bộ phận kiến trúc được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 4

Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 5

Bốn bộ vì đỡ mái, được làm theo kiểu chồng rường, giá chiêng, cột trống. Các con giường được trang trí bằng kỹ thuật chạm nổi các hình mây cuộn, câu đầu và 2 bẩy của hai vì ngoài được trang trí phượng hàm thư, long mã, rồng chạm bong kênh, chạm lộng nhiều lớp.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 6

Đền chính có kết cấu hình chữ đinh gồm bái đường và hậu cung. Tòa bái đường, qua thời gian dài tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền đất cao và những hàng đá tảng kê chân cột to, dầy.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 7

Đến nay, tại Đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 8

Một số công trình phụ khác: nhà Tả vu, Hữu vu; lát gạch xong sân Đình; hoàn thiện hạng mục hồ bán nguyệt; hạng mục cổng, tường rào cũng đã được xây dựng xong; đang triển khai thi công đường và giếng đình.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 9

Trước đây, lễ chính hội đình Kim Liên thường diễn ra vào các ngày từ 13 – 16/ 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, lễ hội gói gọn lại chỉ trong 2 ngày 15 và 16/3.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 10

Trong ngày chính hội, từ sáng sớm, người làng đã làm lễ tế ở chính điện. Các bô lão trong đội tế nam của làng đứng trước sân đình tế cáo với Thượng Đẳng thần Cao Sơn Đại Vương để người dân bước vào ngày chính hội cùng những đại lễ bái rất bài bản.

tham dinh kim lien - mot trong tu tran cua kinh thanh thang long xua hinh 11

Sau màn tế cáo, lễ dâng hương tổ chức trước sân đình, các dòng họ dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội.

Theo Toàn Dũng Media - vov.vn - 08/02/2019

Link nguồn: https://vov.vn/du-lich/tham-dinh-kim-lien-mot-trong-tu-tran-cua-kinh-thanh-thang-long-xua-872854.vov?photo=11


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thăm đình Kim Liên - một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc