top-banner-2

Thứ hai, 14/04/2014, 17:00 GMT+7

Những sư cô một đời nuôi con trẻ

Viết bởi lehang   
Thứ hai, 14/04/2014, 17:00 GMT+7

Như bầy chim sổ lồng, các em hồn nhiên nô đùa, say đắm trong các trò chơi vận động như: lướt sóng, nhảy cầu, trượt máng trên sông, đua thuyền trên cỏ, đua xe Quad địa hình, Sumo, jampoline, lắc lư ngã nhào với mô hình bò tót, đá banh, nhảy cầu, máng trượt,… và các trò chơi dân gian khác.

Ở Đồng Nai có những bà mẹ sống trong những ngôi chùa mà danh tiếng ít trần gian dòm ngó nhưng đã  hy sinh tuổi thanh xuân, gắn mình vào những mảnh đời bất hạnh, cứu giúp hàng chục sinh linh bé nhỏ có cuộc sống yên bình. Đó là những sư cô ở Mái ấm Thiền tự Phước Quang và Tịnh Thất Quan Âm.

Thử cảm giác mạnh với đua xe địa hình

Bất hạnh những mảnh đời
Ngày cuối tuần, chúng tôi đi dã ngoại tại Khu du lịch Sinh thái Bò Cạp Vàng (tọa lạc tại ấp 3, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai – ĐT: 0613.519919 -   0903 750 758). Tại đây, chúng tôi đã tình cờ gặp sư cô và trên 50 em nhỏ bị cha mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh ra và đang được mái ấm, tịnh thất chở che, cùng reo hò, cười rạng rỡ trên những khuôn mặt.

Như bầy chim sổ lồng, các em hồn nhiên nô đùa, say đắm trong các trò chơi vận động như: lướt sóng, nhảy cầu, trượt máng trên sông, đua thuyền trên cỏ, đua xe Quad địa hình, Sumo, jampoline, lắc lư ngã nhào với mô hình bò tót, đá banh, nhảy cầu, máng trượt,… và các trò chơi dân gian khác.
Các em nhỏ đã chia thành đội và thi đấu với nhau, hòa mình cùng các hoạt náo viên của KDL Bò Cạp Vàng. Kết thúc chương trình, những em nhỏ đều được phần quà và cùng hiện kim tặng mái ấm từ KDL Bò Cạp Vàng khiến ai cũng rưng rưng, cảm động. Trên gương mặt các em, dường như nỗi bất hạnh mà cuộc đời các em trải qua, phút chốc tan biến.

Một trò chơi mới lạ và đầy thử thách

Trong nhóm trẻ có dịp để vui chơi, có 25 em được chăm sóc tại Tịnh Thất Quan Âm (ấp 3, xã Tân Hiệp, huyện Long Thành) của sư cô Diệu Thông có những xuất điểm “bi đát” nhưng hầu hết đều có điểm chung. “Mỗi đứa một hoàn cảnh, một số phận và cuộc đời riêng. Nhưng chung quy lại, chúng đều là những đứa trẻ bất hạnh khi vừa mới lọt lòng mẹ” – sư cô Diệu Thông nói.

Nụ cười rạng rỡ của các em là niềm vui của các Ni cô

Sư cô Phước Diệu nói: “Các quý sư rất biết ơn về tấm lòng bồ tát của KDL Bò Cạp Vàng đã có sự quan tâm chia sẻ và tạo điều kiện cho các cháu được vui chơi, thoải mái, hòa nhập với cộng đồng xã hội. Các cháu được thêm dịp mở rộng tấm mắt nhìn với nhiều cảnh vật thật đẹp xung quanh. Do chùa không có điều kiện tài chính, khó khăn nhiều mặt, nên không có cơ hội để các cháu được tham quan, du lịch….Mong rằng, sẽ có nhiều tấm lòng bồ tát hơn nữa như KDL Bò Cạp Vàng đã mở rộng lòng thương với các cháu đang có hoàn cảnh khó khăn được mái ấm không riêng ở Thiền Tự Phước Quang đang nuôi dạy mà còn ở những mái ấm cộng đồng khác”.

KDL Bò Cạp Vàng chia sẻ niềm vui cùng trẻ em ở nhà mở, cơ sở nuôi dưỡng từ thiện

Chia sẻ về mục đích tổ chức chương trình, ông Nguyễn Việt Hưng – Phó giám đốc KDL Bò Cạp Vàng nói : "Sự kiện này được KDL Bò Cạp Vàng bảo trợ hoàn toàn miễn phí 100% để các em có thể vui chơi, ăn uống trong một ngày. Tuy lần đầu tiên được tổ chức, nhưng chúng tôi đã quyết định sự kiện sẽ trở thành hoạt động truyền thống, định kỳ của  KDL Bò Cạp Vàng. Thông qua sự kiện, KDL Bò Cạp Vàng mong muốn tạo ra một sân chơi cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các trẻ em đang rất cần sự quan tâm, chăm sóc từ cộng đồng. Chính ở sân chơi ấy các em sẽ có cơ hội hòa đồng và có quyền thụ hưởng những hoạt động giải trí, thư giãn, học tập như những trẻ khác. Bên cạnh đó, KDL Bò Cạp Vàng cũng muốn truyền tải thông điệp, kêu gọi mọi người cùng chung tay chia sẻ, giúp đỡ những trẻ kém may mắn trong cuộc sống".

Bóng Phật chở che hay tấm lòng bác ái từ bi của các Ni sư

Sư cô Phước Diệu cho biết, ở mái ấm Phước Quang (ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, Long Thành), hầu hết các em mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa; có những đứa trẻ bỏ nhà ra đi, lang thang hè phố, có những sinh linh bé bỏng bị người thân bỏ rơi ngay từ lúc chào đời… đều được các sư cô dang rộng vòng tay nhân ái chở che, bảo bọc. Như trường hợp của em Hồ Tuyết My (12 tuổi) bị mẹ bỏ rơi từ lúc lọt lòng đã được sư cô trong mái ấm chăm sóc và cho đi học. Em Trần Phạm Minh Khoa (9 tuổi) trí não chậm phát triển từ nhỏ. Khoa có cha, có mẹ nhưng họ nhẫn tâm bỏ mặc em trong bệnh viện chỉ vì khi vừa mới sinh ra em đã mang mầm bệnh trong người…Đó là bé Thông Duyên (2 tuổi) là con út trong mái ấm của sư cô. “Người ta bỏ đứa bé trước cửa nhà thờ khi nó mới ba tháng tuổi, đói sữa, thiếu mẹ… Nhìn thấy cháu mà rơi nước mắt”, sư cô nhớ lại khi nhận đứa bé lúc người ta mang nó về đây. Đến giờ, bé Thông Duyên vẫn chưa được mẹ đến thăm. Sư cô cũng không biết mẹ cháu là ai, chỉ nghe phong phanh là cô gái trẻ lên TPHCM làm công nhân. Không tiền, lại sinh con khi cuộc sống quá khó khăn nên cô âm thầm mang con đến bỏ trước chùa mong được phước lành.

 

Minh Hảo

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Những sư cô một đời nuôi con trẻ

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc