Khi nào Hoàng Anh Gia Lai 'vỡ nợ'? |
Viết bởi Lê Linh |
Chủ nhật, 31/05/2015, 11:04 GMT+7 |
Nếu tất cả trái chủ đều đồng ý gia hạn nợ, tương lai của HAGL sẽ tiếp tục được đảm bảo; ngược lại, tập đoàn này rất có thể sẽ bị phá sản. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2015 của Hoàng Anh Gia Lai Group (HAGL), gói nợ trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu hoán đổi trị giá 4.230 tỷ đồng của tập đoàn này dự kiến sẽ chuyển đổi và đáo hạn trong tháng 7, tháng 8 và tháng 12 tới đây. Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến chưa thuận lợi nên HAGL đang tiến hành các thủ tục điều chỉnh kéo dài thời gian chuyển đổi và đáo hạn với các trái chủ. Trong tổng số 4.230 tỷ đồng trên, khoản nợ đầu tiên của HAGL sẽ đáo hạn ngày 15/07/2015 trị giá 1.130 tỷ đồng. Đây là khoản trái phiểu hoán đổi phát hành cho công ty thành viên của Temasek (Singapore). Nhiều ý kiến nhận định, với giá cổ phiếu HAG đang lao dốc như hiện tại, khả năng Temasek đồng ý chuyển đổi khoản nợ này là không cao.
Bầu Đức sẽ 'vỡ nợ' vì không thể thanh toán các khoản vay? Mới đây, trong bản báo cáo của mình về HAGL, Công ty Chứng khoán HVS Việt Nam cho rằng, HAGL không thể trả khoản nợ khoảng 5.100 tỷ đồng trong năm 2015 nếu các trái chủ từ chối gia hạn. Bởi lẽ, ước tính trong năm 2015, HAGL chỉ có thể tạo ra dòng tiền tối đa là 2.000 tỷ đồng. Điều đó cũng đồng nghĩa, tương lai của HAGL hiện nay phụ thuộc vào việc các trái chủ có đồng ý gia hạn nợ cho tập đoàn này hay không. Trong trường hợp Temasek từ chối gia hạn và tiến hành lấy lại vốn gốc và lãi cho khoản vay 1.130 tỷ đồng của mình, HAGL sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn. Bởi sau khi trả số tiền này, HAGL sẽ không còn khả năng thanh toán các khoản nợ còn lại sẽ đáo hạn vào tháng 8 và tháng 12 tới. Trường hợp thứ 2, Temasek đồng ý gia hạn nợ, nhưng các trái chủ khác lại không, HAGL sẽ phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ. Bởi lẽ, dù Temasek có gia hạn toàn bộ trái phiếu của mình (trị giá 2.230 tỷ đồng) nhưng với khoản nợ 2.850 tỷ đồng từ các trái chủ còn lại, HAGL rất khó có thể trả. Nếu điều này xảy ra, toàn bộ cổ phiếu của HAGL sẽ trở nên vô giá trị, khoản đầu tư của Temasek cũng sẽ mất trắng. Theo HVS, không chỉ riêng Temasek, bất cứ trái chủ nào đồng ý ra hạn nợ cho HAGL đầu tiên sẽ là đối tượng chịu rủi ro mất tiền cao nhất. Biện pháp tốt nhất hiện nay là HAGL cần tổ chức một hội nghị để thuyết phục tất cả các trái chủ đều đồng ý gia hạn nợ cho mình. Theo Nguoiduatin.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|