EVN: Nhiều áp lực tăng giá điện |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ năm, 15/01/2015, 09:00 GMT+7 |
Theo EVN, kiến nghị bổ sung chi phí đầu vào như than, khí... tăng thêm vào giá điện năm 2015 khiến áp lực tăng giá điện ngày càng lớn. Ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết các khoản lỗ lũy kế tới 16.800 tỉ đồng là áp lực mà tập đoàn phải giải quyết trong năm 2015. Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri mới đây cũng liệt kê hàng loạt chi phí tăng thêm trong năm 2014 của EVN chưa được tính vào giá điện. Than, khí dọa tăng giá Theo ông Tri, việc điều chỉnh giá than bán cho điện khiến chi phí tăng thêm 2.271 tỉ đồng; điều chỉnh giá khí trên bao tiêu làm chi phí tăng 1.414 tỉ đồng; thuế tài nguyên nước tăng từ 2% lên 4% kể từ ngày 1-2-2014 làm tăng thêm 1.504 tỉ đồng; phát triển lưới điện nông thôn tốn thêm 1.019 tỉ đồng… Ngoài ra, các khoản chi phí như lắp tụ bù, phí môi trường… cũng làm EVN tốn thêm hàng trăm tỉ đồng. Bởi vậy, liên tiếp trong các hội nghị gần đây, EVN đều kiến nghị Bộ Công Thương quan tâm bổ sung các chi phí đầu vào tăng thêm kể trên vào giá điện năm 2015. Nếu kiến nghị được chấp thuận, giá thành sản xuất kinh doanh điện sẽ tăng lên và ảnh hưởng trực tiếp đến việc sớm tăng giá điện trong năm 2015. Theo EVN, rất khó để hạn chế việc tổn thất điện do nguồn điện ở miền Bắc nhưng lại phân phối vào Nam Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cũng cho thấy giá bán than cho điện hiện ở mức 1,75 triệu đồng/tấn và đang được điều chỉnh tiến tới giá thị trường. Vinacomin cho rằng giá thành than ngày càng tăng cao do khai thác xuống sâu, áp lực mỏ lớn cùng các chi phí về thăm dò, thoát nước, thông gió… Đối với khí cho điện, giá ngoài bao tiêu đã bằng 80% giá thị trường cộng với chi phí vận chuyển kể từ tháng 7-2014. Năm 2015, giá khí ngoài bao tiêu bằng 100% giá thị trường, cộng với chi phí vận chuyển khiến chi phí của các nhà máy điện chạy tua-bin khí sẽ tăng lên. Khí trong bao tiêu tuy rẻ hơn đáng kể nhưng nhiều thông tin cho thấy trong thời gian tới sẽ có lộ trình thực hiện giá thị trường đối với lượng khí này nhằm tránh sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nhà máy điện. Thực tế, giá khí trong bao tiêu năm 2014 là 3,82 USD/trBTU, năm 2015 tăng lên 3,9 USD và tới năm 2023 là 4,45 USD. Kể cả khi chưa điều chỉnh giá khí trong bao tiêu hướng tới thị trường thì lộ trình tăng giá bắt buộc như trên cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí tính giá thành điện. Còn nhiều dư địa tăng giá Trước diễn biến nêu trên, báo cáo phương hướng năm 2015 của Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương công bố ngày 14-1 đã đề ra nhiệm vụ là tiếp tục tham mưu thực hiện điều tiết giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường. Cục Điều tiết điện lực sẽ kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2014 của EVN sau khi có báo cáo quyết toán chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập. Đặc biệt, cục sẽ thẩm định và báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân khi nhận được tờ trình của EVN. Các chuyên gia cho rằng EVN vẫn còn dư địa lớn để tăng giá điện khi đến năm 2015, tập đoàn này được phép điều chỉnh giá điện kịch trần đến 1.835 đồng/KWh (giá hiện tại ở mức 1.509 đồng/KWh). Bên cạnh đó, giá điện cũng được phép tăng tới 7% mà chỉ cần xin ý kiến Bộ Công Thương. Khó tránh tổn thất điện! Theo nhiều chuyên gia, trên thực tế, bên cạnh những áp lực từ bên ngoài thì các yếu tố nội tại của ngành điện cũng cần phải khắc phục để giảm gánh nặng lên giá bán lẻ điện. "EVN cần nâng cao năng suất lao động, tiết giảm chi phí, tổn thất điện năng… để giảm giá thành" - một chuyên gia trong ngành điện nhấn mạnh. Thực tế này cũng được Tổng Giám đốc EVN Phạm Lê Thanh thừa nhận trong hội nghị tổng kết ngành điện mới đây. Theo ông Thanh, không dễ dàng đưa hệ số đàn hồi điện năng về 1,5 lần vào năm 2015 và xuống còn 1 lần vào năm 2020 như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Thực tế, năm 2014, tỉ lệ tổn thất điện năng toàn hệ thống là 8,6%, cao hơn 0,15% so với chỉ tiêu 8,45%. Tổn thất trên lưới điện truyền tải cũng không đạt kế hoạch. Ông Thanh cho rằng nguồn điện chủ yếu tập trung ở miền Bắc nhưng lại phân phối vào miền Nam nên tổn thất trên lưới phân phối là khó tránh khỏi. Theo Người lao động Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|