Hiệp hội xăng dầu: Cần tiếp tục tăng thuế nội địa xăng dầu |
Viết bởi ducanh |
Thứ tư, 17/05/2017, 09:21 GMT+7 |
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, năm 2018 cần xem xét điều chỉnh tăng các sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng, dầu và đã nhiều lần gửi văn bản lên Bộ Tài chính sớm điều chỉnh thuế nội địa. Nhiều lần "thúc" Bộ Tài chính sớm điều chỉnh thuế nội địa Đánh giá về nghị định 83 của Chính phủ, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu VN Phan Thế Ruệ cho rằng nghị định đã có những quy định tiếp cận tốt hơn về các thành phần kinh tế được tham gia các đầu mối xăng dầu nhập khẩu, đến nay đã có 29 đầu mối, hơn 100 thương nhân phân phối với lực lượng đông đảo các tổng đại lý, đại lý với hơn 13.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước. Trong giai đoạn 2015 -2016 thị trường xăng dầu ổn định, nguồn cung đảm bảo, chất lượng xăng dầu cơ bản đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định, giá xăng dầu được điều chỉnh phù hợp với biến động giá dầu thế giới và đảm bảo được 3 lợi ích: Nhà nước, người tiêu dùng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Ruệ cũng băn khoăn nếu các cơ chế quản lý vận hành thị trường xăng dầu ngắn hạn 4-5 năm thì ngày càng bất cập trước sức ép mở cửa thị trường, lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu vào năm 2024 về 0%. “Một vấn đề đang hiện hữu, các cơ quan hoạch định chính sách tài chính đang phải xử lý phần hụt ngân sách trong lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, đây là nguồn thu quan trọng đóng góp cho sự phát triển đất nước” – ông Ruệ nói.
TS Lê Đăng Doanh cho rằng nên có giá dầu cạnh tranh trong một biên độ nhất định (Ảnh: Internet) Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu đưa ra những vấn đề cần giải quyết, đáng lưu ý là về động tĩnh tăng thuế bảo vệ môi trường giới hạn là 8.000 đồng nhưng chưa có lộ trình cụ thể là đến năm nào. Theo ông Ruệ năm 2018 cần xem xét điều chỉnh tăng các sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng, dầu . Ông Ruệ bày tỏ rất ủng hộ chính sách này và cho biết đã nhiều lần gửi văn bản lên Bộ Tài chính sớm điều chỉnh thuế nội địa. “Trước mắt đưa thuế môi trường lên ít nhất là bù đắp được thuế nhập khẩu giảm đi và đảm bảo cho tỷ lệ của nhà nước trong bán lẻ xăng dầu trên 50% để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, nói chung nghĩa vụ của người công dân là bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, các DN cũng thế thôi”. Về tác động của việc cắt giảm thuế đến nguồn thu ngân sách, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trương Đình Tuyển nhận định, việc cắt giảm thuế xuất, nhập khẩu xăng dầu đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu từ thuế suất, thuế nhập khẩu vì khối lượng nhập khẩu lớn, thuế suất những năm đầu còn khá cao, nhất là mặt hàng xăng. Tuy nhiên đây là xu thế tất yếu của tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Hơn nữa việc cắt giảm được thực hiện theo lộ trình, không tạo ra đột biến lớn, thêm đó khi giảm thuế nhập khẩu, giá bán thị trường cũng giảm theo, kéo theo chi phí sản xuất, dịch vụ giảm, lợi nhuận doanh nghiệp tăng, góp phần tăng thu ngân sách đồng thời thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Nhà nước có thể thu nhiều hơn từ sự gia tăng hoạt động của DN. Cần chiến lược phát triển dài hạn Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu cũng cho rằng Chính phủ cần tập trung đưa ra chiến lược phát triển thị trường xăng dầu dài hạn, ít nhất là từ 2018 – 2025 hoặc đến 2030, trong đó cần có những quyết sách quan trọng như mở của thị trường xăng dầu sớm hơn cam kết không? Cùng với đó để bảo vệ sản xuất trong nước cần có những rào cản kỹ thuật hoặc những rào cản WTO không cấm để bảo vệ thị trường, các DN trong nước. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá từ năm 2000 đến nay đã có nhiều quyết định và nghị định về xăng dầu được ban hành, điều này cho thấy tình hình xăng dầu thế giới thay đổi nhanh, cứ 3,5 năm đã có một nghị định, nhiều khi chưa thực hiện hết nghị định cũ đã có nghị định mới nên với DN cũng hơi “nhức đầu”. Giá dầu nên có cạnh tranh TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường về giá cả, không theo kịp thị trường thế giới, hiệu lực và hiệu quả của giá cơ sở và quỹ bình ổn giá cần được xem xét cầu thị từ thực tế, cùng với đó thị trường xăng dầu hiện còn thiếu tính cạnh tranh, các công ty chỉ có một giá thống nhất là không phù hợp với cơ chế thị trường. Từ những vấn đề trên TS Doanh đề nghị xem xét có giá dầu cạnh tranh trong một biên độ nhất định, tránh tình trạng tất cả các tổng công ty, tổng đại lý, các cửa hàng có giá bán như nhau. Thêm vào đó, cần giảm bớt cơ chế xin – cho, mở rộng công khai minh bạch, tạo điều kiện và đòi hỏi các hiệp hội tham gia quản lý, giám sát, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Theo Thiên Di - Nguoiduatin - 2/6/2017 Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|