top-banner-2

Thứ tư, 28/12/2016, 15:12 GMT+7

Hậu trường thưởng Tết của ngành hot nhất Việt Nam

Viết bởi An An   
Thứ tư, 28/12/2016, 15:12 GMT+7

Lương trung bình cao, thưởng tính bằng tháng khiến nhiều người lầm tưởng giới nhân viên ngân hàng dễ dàng đút túi vài chục triệu mỗi dịp cuối năm. Nhưng điều đó không phải là mẫu số chung cho tất cả các nhà băng.

1-thuong-tet-ngan-hang

Cùng làm một nghề ngân hàng nhưng mỗi khi Tết đến, nhân viên ở một số ngân hàng có thể tính đến chuyện xây nhà, đổi xe còn ở một số ngân hàng thì dửng dưng bởi thưởng tết chẳng đủ tiền mừng tuổi cho con cháu.

Nếu xét trên cả hệ thống, các ông lớn như Vietinbank, Vietcombank, BIDV luôn là những ngân hàng có thưởng tết khủng, tiếp đến là MB, SHB đứng đầu trong khối cổ phần ngoài quốc doanh, trong khi những cái tên như NCB (ngân hàng Quốc Dân), VietBank, GP Bank có con số thưởng cuối năm rất khiêm tốn.

Vietinbank là một điển hình trong các ngân hàng có chế độ thưởng tết dồn cục. Đối với ngân hàng này thưởng tết gồm lương tháng 13 và chênh lệch quyết toán (so với lương đã tạm ứng trong năm).

Ở các siêu chi nhánh của Vietinbank như chi nhánh Hà Nội, chi nhánh TP HCM, thưởng tết của nhân viên trong thời điểm khó khăn hiện nay vẫn có thể lên tới 100-200 triệu đồng vì chênh lệch quyết toán thu nhập của nhân viên nhận được thường rất cao.

Thời điểm cuối năm cũng là lúc nhân viên MB được nhận thưởng dồn dập.

Những người làm trong nhà băng này thường nhận được 1 tháng lương cứng (7-9 triệu đồng) vào ngày kỉ niệm thành lập ngân hàng trong tháng 11, 1 tháng lương nữa và ngày kỉ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (chế độ có riêng ở MB), thưởng tết dương lịch bằng tháng lương thứ 13 và tiền thưởng riêng vào Tết Nguyên đán.

Đối với những chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt có thể thưởng thêm cho nhân viên 3-4 tháng lương. Như vậy, một nhân viên của MB trong những tháng cuối năm có thể nhận thưởng 7-8 tháng lương, tương đương 60-70 triệu đồng.

Trái ngược với những trường hợp trên, anh Lê Văn Đông – nhân viên tín dụng của một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ cho biết, tết năm 2015 ngân hàng chỉ thưởng mỗi nhân viên 4-5 triệu đồng, tết đến chẳng biết xoay sở như thế nào. Anh Đông cho biết thêm, các ngày lễ khác trong năm như 30/4, 2/9, ngân hàng cũng chỉ thưởng cho 1-2 triệu đồng.

Tương tự, chị Tâm, một nhân viên đã làm lâu năm trong ngành ngân hàng cho biết, những năm gần đây thưởng Tết của chi nhánh chỉ được vài triệu, đùng nói để dành mua xe mua nhà như mọi người đổn thổi, ngay cả việc chi tiêu cho trọn vẹn cái Tết cũng ngày càng khó khăn.

"Về quê cắn răng mừng tuổi cho mỗi cháu 200.000 đồng còn bị chê kiệt. Khổ thế, chẳng biết phân trần kiểu gì".

Một nam nhân viên khác đã làm ngân hàng 5 năm luôn khoe thưởng tết vài trăm triệu, bât kể việc kinh doanh của đơn vị khó khăn hay thuận lợi.

"Tôi có nói con số thật cũng chẳng ai tin, nên ai hỏi cứ trả lời đại như thế cho đỡ mất thời gian giải thích lại được tràng cười gặp nhau đầu xuân. Là nhân viên ngân hàng, nhiều người đang gặp không ít phiền toái do cái tiếng 'ngành có thưởng tết khủng' đã lùi vào dĩ vãng", anh này cho hay.

Thưởng Tết ngân hàng: May hơn khôn

Các chi nhánh lớn ở Hội sở, ở Hà Nội và TP.HCM thường có kết quả kinh rất cao và ổn định vì có các khách hàng là những tổng công ty và tập đoàn lớn. Bên cạnh đó, các chi nhánh ngân hàng ở địa phương nhiều khu công nghiệp, FDI như Bình Dương, Bắc Ninh cũng không hề thua kém.

Nhiều chi nhánh ngân hàng ở khu vực này chi thưởng tết cho nhân viên đến trăm triệu. Năm 2016, một giao dịch viên ngân hàng ở chi nhánh khu công nghiệp Quang Minh (Hà Nội) đã tiết lộ, được nhận quyết toán cuối năm tới 80 triệu đồng.

Với xu hướng của ngành ngân hàng đang chuyển dịch dần cơ cấu lợi nhuận từ mảng tín dụng truyền thống mang nhiều rủi ro sang mảng cung cấp dịch vụ.

Các khách hàng FDI là những khách hàng có nguồn vốn mạnh, ít có nhu cầu vay vốn, lại có cách quản trị dòng tiền rõ ràng nên thường có lượng tiền gửi không kì hạn khá lớn. Không những thế các khách hàng này còn đem lại cho ngân hàng nguồn thu lớn từ dịch vụ và kinh doanh ngoại hối.

Mặt khác, ở một thành phố lớn như Hải Phòng với thế mạnh là công nghiệp nặng. Tuy nhiên, sau khủng hoảng của các ngành thép, đóng tàu, vận tải biển,.. nhiều chi nhánh của các ngân hàng ở Hải Phòng có kết quả kinh doanh không tốt, nợ xấu ở mức cao nên nhân viên ngân hàng ở các chi nhánh này vài năm nay gần như không có thưởng Tết.

Theo Tri Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Hậu trường thưởng Tết của ngành hot nhất Việt Nam

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc