top-banner-2

Thứ năm, 29/09/2016, 12:03 GMT+7

Vì sao lãi suất âm không có tác dụng vực dậy nền kinh tế?

Viết bởi An An   
Thứ năm, 29/09/2016, 12:03 GMT+7

Giữa những khoản phí mới ngân hàng thương mại trả cho ngân hàng trung ương và việc thu nhập từ cho vay nhìn chung đang giảm, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đang phải chịu nhiều sức ép từ lãi suất âm.

1-lai-suat-am-vhdn

Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) đang xem xét lại các chính sách kinh tế và đặt ra câu hỏi tại sao các chính sách kích thích nền kinh tế không có hiệu quả. Trong báo cáo được trông đợi công bố vào tuần này, một trong những vấn đề được bàn luận nhiều nhất chính là lãi suất âm – một chính sách trái với thông lệ đang được áp dụng tại Nhật và châu Âu khiến mọi quy tắc vay và cho vay đảo lộn.

Khái niệm lãi suất âm

Lãi suất âm có nghĩa người gửi tiền sẽ phải trả phí cho các khoản tiền tiết kiệm, ngược với quy tắc thông thường của kinh tế học.

Trong trường hợp này, người gửi tiền chính là các ngân hàng. Giống như người dân bình thường mở tài khoản gửi tiền tại các ngân hàng, các ngân hàng sẽ gửi những khoản tiền không sử dụng tại các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và BOJ. Thông thường họ sẽ nhận được một khoản lãi suất nhỏ.

Nhưng với lãi suất âm, thay vì đó các ngân hàng trung ương sẽ thu phí giữ tiền của các ngân hàng thương mại. Ý tưởng này nhằm khuyến khích các ngân hàng sử dụng tiền một cách có hiệu quả hơn, cho vay tiêu dùng hoặc cho vay kinh doanh. Lãi suất âm được cho là gây biến động khắp các nền kinh tế bằng việc hạ thấp chi phí cho vay đến mọi người – có khả năng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Những quốc gia nào đang sử dụng lãi suất âm?

Chính sách âm cùng với lạm phát và giảm phát siêu thấp, đồng nghĩa với việc giá cả trượt dốc liên quan đến tăng trưởng kinh tế yếu kém. ECB, cơ quan giám sát chính sách tiền tệ cho các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu bắt đầu ra mắt chính sách này vào năm 2014, Đan Mạch, Thuỵ Điển, và Thuỵ Sỹ dù không phải là thành viên các nước sử dụng đồng tiền chung cũng duy trì lãi suất âm.

BOJ cũng tiếp bước các ngân hàng trung ương trên khi thông báo sẽ thu phí gửi tiền của các ngân hàng thương mại ở tỷ lệ 0,1% dựa trên số tiền gửi ngân hàng trung ương.

BOJ đang hy vọng điều gì với chính sách âm?

BOJ đang tìm mọi cách để tăng giá tiêu dùng, vốn trên đà tuột dốc trong gần 20 năm qua. Giá tiêu dùng đi xuống gây tổn thất đến nguồn thu của doanh nghiệp, ngăn cản việc tăng lương cũng như chi đầu tư vào những dự án mới.

Nhưng nỗ lực của BOJ đang trở nên chìm nghỉm. Công cụ chính của BOJ chính là chương trình mua trái phiếu mở rộng, tương tự như các chính sách được FED đã sử dụng tại Mỹ hoặc ECB tiến hành tại châu Âu. Chương trình mua trái phiếu sẽ bơm tiền vào hệ thống tài chính của một quốc gia. Từ đây, tiền được dự báo sẽ chảy khắp nền kinh tế.

Điều này chỉ có tác dụng trong một thời gian, nhưng hiện tại những ảnh hưởng đang nhạt dần. Giá cả tiếp tục giảm trở lại và BOJ cần nghĩ ra một phương pháp mới.

Lãi suất âm có thực sự hiệu quả?

Tại Nhật, tiền vốn đã rẻ, và lãi suất đã thành công trong việc khiến tiền thậm chí còn trở nên rẻ hơn. Ví dụ: lợi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống dưới mức 0 vào tháng 2 năm nay, đồng nghĩa việc nhà đầu tư đang cho chính phủ vay tiền dù biết rằng tiền sẽ không được thu về đầy đủ.

Tuy nhiên, giảm phát vẫn chưa biến mất: Chỉ số gái tiêu dùng lõi giảm 0,5% trong tháng 7. Cho dù có thực sự bùng nổ các khoản cho vay mới, các doanh nghiệp cho biết họ vẫn không thể nhìn thấy lợi nhuận khi sử dụng nguồn vốn này, ngay cả khi là tiền đang rẻ.

Và chính bản thân giảm phát cũng góp phần giảm hiệu quả của lãi suất âm. Nếu doanh thu của doanh nghiệp giảm do giá cả đi xuống, các công ty sẽ nhận ra rằng ngay cả những khoản cho vay hào phóng nhất cũng sẽ trở nên khó trả hơn. Nhiều người đi vay tiền vẫn đang từ chối các ngân hàng: “Không, cảm ơn. Xin cứ giữ lấy tiền.”

Tiền rẻ hơn không khiến mọi người lạc quan

Không chỉ các ngân hàng. Giữa những khoản phí mới ngân hàng thương mại trả cho ngân hàng trung ương và việc thu nhập từ cho vay nhìn chung đang giảm, lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đang phải chịu nhiều sức ép từ lãi suất âm. Một số nhà phân tích cho rằng lãi suất âm sẽ gây tổn thất lớn hơn đến lòng tin của công chúng. Các nhà hoạch định chính sách đang cố cho thấy những sáng tạo trong việc tìm cách hồi sinh nền kinh tế - nhưng những phương pháp như lãi suất âm ở đây có vẻ như chỉ mang đến thêm sự tuyệt vọng

 Theo Người đồng hành


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì sao lãi suất âm không có tác dụng vực dậy nền kinh tế?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc