top-banner-2

Thứ sáu, 16/10/2015, 17:08 GMT+7

Nhảy vào bán di động, Mobifone sẽ phải dè chừng 4 cái tên sau!

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 16/10/2015, 17:08 GMT+7

Ngày 19/10 tới đây, Mobifone sẽ ra mắt chuỗi cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Nhảy vào thị trường bán lẻ điện thoại di động liệu có phải là một bước đi khôn ngoan?

Trong kế hoạch đa dạng hóa ngành nghề của mình, việc mở ra những cửa hàng bán thiết bị đầu cuối, chủ yếu là điện thoại di động là ưu tiên của Mobifone. Dù nhu cầu của nhóm hàng này chiếm thị phần lớn nhất và tăng trưởng tốt nhất trong nhóm ngành hàng điện máy, nhưng đây cũng là thị trường khốc liệt dành cho người mới.

nhay-vao-ban-di-dong-van-hoad-doanh-nhan

Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Khó khăn đó đến từ việc thị trường đã có doanh nghiệp dẫn đầu. Thế giới di động hiện tại chiếm 30% thị phần của mảng này. Khó khăn nữa khi những cái tên đi sau đều là những DN có tiềm lực rất mạnh, tốc độ mở cửa hàng rất nhanh và lấp đầy những khoảng trống "ngon lành nhất" trên thị trường

Dưới đây là 4 cái tên nổi trội nhất mà Mobifone phải dè chừng khi gia nhập thị trường bán lẻ này.

1. Thế giới di động

Số lượng cửa hàng: 503

Doanh thu 2014: 15.800 nghìn tỉ đồng.

Dẫn đầu thị trường với khoảng 30% thị phần, Thế giới di động là cái tên nặng ký nhất trong ngành này. Với 503 cửa hàng và doanh thu đạt 12,6 nghìn tỉ đồng, vượt qua khá xa so với những cái tên xếp sau.

Việc dẫn đầu thị trường không chỉ giúp thế giới di động có thương hiệu tốt trong mắt người tiêu dùng, mà còn mang lại lợi thế từ phía các nhà cung cấp. Hiện tại, công ty này chiếm tới 39% lượng điện thoại Samsung ở Việt Nam, và mức chiết khấu từ phía các nhà cung cấp này luôn ở mức cao nhất.

Thị trường của Thế giới di động là toàn quốc, nhưng thương hiệu này vẫn phát triển mạnh nhất ở phía Nam.

2. FPT shop

Số lượng cửa hàng: 238

Doanh thu 2014: 3.800 tỉ đồng

Là một ông lớn trong lĩnh vực phân phối, khi bước sang lĩnh vực bán lẻ, FPT cũng tiếp cận thị trường khá nhanh.

Mới gia nhập thị trường từ năm 2013, chuỗi FPT shop của FPT phát triển khá nhanh. Năm ngoái doanh thu của FPT shop đạt 3,8 nghìn tỉ đồng và công ty cho biết chuỗi này bắt đầu có lợi nhuận.

Thị trường của FPT Shop trải dọc toàn quốc. Chuỗi bán lẻ này cũng xây dựng khá tốt tên tuổi tại thị trường phía Bắc. Hiện FPT chiếm khoảng 10% thị phần.

3. Viễn thông A

Số lượng cửa hàng: 175

Doanh thu 2014: ~2.000 tỉ đồng

Viễn thông A là một cái tên lâu đời tại Việt Nam. Phát triển chủ yếu ở Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, viễn thông A có chuỗi hệ thống đi theo các siêu thị của Coopmart và BigC. Hiện tại, chuỗi này có 175 cửa hàng và doanh thu năm 2014 đạt khoảng 2 nghìn tỉ đồng.

4. Viettel Store

Số lượng cửa hàng: 282

Doanh thu 2014: Không xác định

Một trong những cái tên tương đồng nhất với Mobifone. Cả hai cùng xuất thân là doanh nghiệp Nhà nước, và là 2 trong 3 nhà mạng lớn nhất Việt Nam. Mặc dù được hậu thuẫn bởi từ một nhà mạng lớn và nguồn lực dồi dào, nhưng trên thực tế Viettel Store không phải là cái tên thành công. Ngay cả FPT shop cũng dễ dàng qua mặt chuỗi cửa hàng này dù số lượng cửa hàng ít hơn.

Theo một chuyên gia trong ngành điện máy, có nhiều lý do khiến Viettel Store gặp khó khăn. Trong đó, hệ thống quản lý hàng tồn kho, quản lý chuỗi và logistics là những vấn đề cơ bản nhất.

Nhảy vào lĩnh vực di động, Viettel Store sẽ là câu chuyện điển hình mà Mobifone cần quan tâm nhất.

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhảy vào bán di động, Mobifone sẽ phải dè chừng 4 cái tên sau!

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc