3 sai lầm nghề nghiệp bất kỳ ai cũng nên mắc phải |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ tư, 10/09/2014, 14:36 GMT+7 |
Học hỏi từ sai lầm thực tế của chính mình luôn có giá trị vô cùng lớn, giúp bạn không bao giờ vấp phải một lần nữa. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những bài viết, lời khuyên để tránh mắc phải sai lầm trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những bài học lý thuyết đến từ người khác mà bạn khó có thể nhớ được trừ khi mắc phải. Học hỏi từ sai lầm thực tế của chính mình luôn có giá trị vô cùng lớn, giúp bạn không bao giờ vấp phải một lần nữa. Sau đây là 3 bài lỗi bạn nên mắc phải trên đường sự nghiệp của mình, tuy nhiên hãy nhớ chỉ nên một lần duy nhất mà thôi: Sai lầm 1: Hứa quá và làm không đạt Nếu bạn là ma mới tại công sở, rất có khả năng là bạn muốn gây ấn tượng với sếp của mình, khách hàng, hay các đồng nghiệp và bạn sẽ làm hầu như bất cứ điều gì để chứng minh giá trị của bạn. Avery Augustine, tác giả bài viết chia sẻ câu chuyện thực tế của mình: Cách đây vài năm, tôi đứng trên cương vị người quản lý tại một công ty khởi nghiệp chuyên về làm sạch và dịch vụ vận chuyển vừa mới gia nhập ngành công nghiệp làm sạch. Chúng tôi rất vui mừng khi liên lạc được với một hãng luật lớn quan tâm đến dịch vụ của chúng. Nhưng khi tôi đến thăm văn phòng để ước tính khối lượng công việc, tôi biết rằng ngũ khá bé và ít thiểu kinh nghiệm của chúng tôi có thể không xử lý được hết công việc. Nhưng, tôi đã rất háo hức để làm hài lòng. Háo hức để làm hài lòng sếp với một hợp đồng mới rất lớn, và mong muốn làm hài lòng khách hàng tiềm năng này, người đã hứa sẽ giới thiệu chúng tôi với tất cả bạn bè khác của mình. Vì vậy, để đảm bảo dành được hợp đồng, tôi ca ngợi với khách hàng về các nhân viên của chúng tôi tỉ mỉ, cẩn thận và đáng tin cậy như thế nào. Đây là một sai lầm với một công ty mới chập chững vào nghề. Và hãng luật này chỉ mất một vài tuần với phòng pháp chế để tìm ra những điểm chúng tôi không thể cung cấp như những gì đã hứa. Đội ngũ của chúng tôi phải ở lại lâu hơn tại văn phòng vào mỗi tối (đồng nghĩa với việc chúng tôi đang mất tiền) và thậm chí, những phàn nàn vẫn xuất hiện về những thứ chúng tôi đã bỏ qua, từ kệ tủ vẫn còn bụi đến giấy vệ sinh đã không được chất đầy kịp. Không cần phải nói thêm, chúng tôi đã mất hợp đồng. Nếu bạn, giống như tôi, từng phạm sai lầm hứa quá một lần, bạn sẽ không bao giờ vấp phải nó một lần nữa. Tôi đã học được rằng tốt hơn hãy hoàn toàn căn cứ vào thực tế về những gì bạn có thể cung cấp, cho dù đó là với một khách hàng, ông chủ hay đồng nghiệp của bạn. Sau đó, nguy cơ chỉ còn là kiểm soát việc thực hiện thậm chí còn tốt hơn điều bạn đã hứa và hoàn toàn không làm thất vọng những người bạn đã cam kết. Sai lầm 2: Tham dự một cuộc phỏng vấn không chuẩn bị Khoảng 1 năm trước, tôi đang theo đuổi một đợt luân chuyển nội bộ tại công ty của tôi sang một bộ phận. Tôi đã vượt qua 2 vòng phỏng vấn trước khi họ nói với tôi sẽ có một cuộc họp cuối cùng với phó chủ tịch cao cấp của bộ phận. Các nhà tuyển dụng tôi từng làm việc thường coi chuyện phỏng vấn này chỉ là hình thức, vì vậy tôi cho rằng đây chỉ là một cuộc gặp gỡ và chào hỏi hơn là một cuộc phỏng vấn chính thức thật sự. Vì vậy, suy nghĩ này đã khiến tôi mất cảnh giác khi vị chủ tịch bắt đầu đặt những câu hỏi khi tôi vừa ngồi xuống ghế trong văn phòng của bà. "Điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn đủ điều kiện cho vị trí này?”, vị phó chủ tịch lên tiếng hỏi tôi. "Đâu là cơ hội lớn nhất của bộ phận đã không được tận dụng? Bạn hãy đưa ra một lời phê bình với một dự án gần đây mà chúng ta đã thực hiện?" Tôi nhìn bà ấy trong im lặng (và hoàn toàn bối rối) như việc tôi đang cố gắng tìm kiếm một câu trả lời bán mạch lạc. Kể từ những lần phỏng vấn trước, tôi đã không thực hiện bất kỳ nghiên cứu hoặc đặt ra những các câu hỏi tốt, nên tôi đã không có ý tưởng phải trả lời ra sao. Vì vậy, không có điều gì đẩy bạn ra khỏi cuộc phỏng vấn nhanh như việc thể hiện rằng nó không được chuẩn bị trước dù chỉ một lần. Kinh nghiệm của tôi là vô cùng đáng xấu hổ nhưng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Kể từ đó, tôi sẽ không bao giờ tiếp cận một cuộc phỏng vấn như trên mặc dù nó có thể dường như chỉ là một "cuộc gặp gỡ và chào hỏi." Sai lầm 3: Bác bỏ cơ hội vì bạn sợ hãi Có rất nhiều lần bạn có thể bị cám dỗ để từ chối một dự án mở rộng, hay một cơ hội bởi vì bạn đang bị tràn ngập với công việc và không thể đảm đương thêm điều gì khác. Tôi từng như thế. Nhưng cũng có những lúc, nếu bạn đào bới sâu hơn một chút vào những dự định của mình, bạn sẽ thấy rằng đang thực sự đẩy chúng đi bởi không chắc chắn bạn có thể thực hiện và bạn sợ thất bại. Cách đây vài tháng, tôi từng cơ hội để nhận vào một đội mới như một phần của một dự án đặc biệt được khởi xướng bởi đội ngũ điều hành của công ty. Tôi đã được xác định như một nhà lãnh đạo có thể và được hỏi có hứng thú với việc tham gia vào các thử thách. Thành thật mà nói, điều đó là tôi sợ. Tôi cảm thấy thoải mái trong vai trò hiện tại của mình và không chắc chắn thành công trong vai trò mới, và, nói chung, đó giống như cảm giác một vụ cá cược, nơi tôi đang đứng là an toàn hơn. Đây là cơ hội của tôi để thăng tiến một cách nhanh chóng, và chứng minh cho toàn bộ ban điều hành rằng tôi có thể là một nhà lãnh đạo nhưng tôi đã để cơ hội ra đi. Và tôi bị mất nó bởi vì tôi sợ hãi. Sau khi mắc phải sai này này và tôi hứa sẽ không bao giờ làm điều đó một lần nữa. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể ước lượng vai trò, dự án hoặc cơ hội và quyết định nó có thật sự không phù hợp với bạn hoặc mục tiêu nghề nghiệp của bạn, nhưng bạn chắc chắn sẽ không bao giờ phải hối hận khi để nó tuột mất chỉ bởi bạn đang sợ hãi thất bại. Bởi lẽ bạn sẽ nhận thấy những rủi ro luôn có phần thưởng đáng giá. Theo Infonet Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|