top-banner-2

Thứ ba, 15/08/2017, 08:51 GMT+7

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước vận may bất ngờ?

Viết bởi ducanh   
Thứ ba, 15/08/2017, 08:51 GMT+7

Ngân hàng HSBC nhận định Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm “xốc lại” quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Như nhận xét của HSBC, điều này được xem là một tin tức tốt do tốc độ cổ phần hoá đã giảm trong những năm gần đây.

1-co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc

 

Theo HSBC, quyết tâm “xốc lại” quá trình cổ phần hoá các DNNN diễn ra trong bối cạnh nợ công đang ngày càng gia tăng. Tức là Chính phủ đang kỳ vọng việc cổ phần hoá sẽ giúp tăng thu và giảm gánh nặng tài chính. Dù vậy, đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng như đánh giá của HSBC ở hai mặt: thách thức cải cách DNNN và chi tiêu Chính phủ.

Về cải cách DNNN, như HSBC dẫn lại số liệu do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ công bố: 97% số DNNN đã được cổ phần hoá nhưng chỉ có 8% cổ phần trong số đó được bán cho tư nhân.

Hơn nữa, các DNNN và các cơ quan hành chính địa phương vẫn còn chậm thực thi vì lo ngại nhiều vi phạm có thể bị phơi bày trong quá trình cổ phần hoá.

Bên cạnh đó, HSBC cũng chỉ ra một nguyên nhân khác: những cuộc cải cách trước đã tạo điều kiện cho các DNNN nhỏ, làm ăn thua lỗ được bán đi, hoặc đóng cửa. Những công ty còn tồn tại lại có quy mô lớn hơn nhiều với cơ cấu sở hữu và quản lý phức tạp, thậm chí đôi khi không có báo cáo tài chính và nghĩa vụ nợ rõ ràng. Điều này đã tác động không nhỏ đến quá trình cổ phần hoá DNNN.

Về chi tiêu Chính phủ, HSBC nói rằng họ nhận thấy những rủi ro hữu hình khiến Chính phủ có thể không đạt mục tiêu thâm hụt ngân sách 3,5% trong năm 2017. Việc này chỉ tránh được nếu Chính phủ có khả năng kiềm chế chi tiêu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nó khó xảy ra trong bối cảnh Chính phủ đặt ra các mục tiêu tăng trưởng.

Tuy nhiên, HSBC ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ để cải thiện các vấn đề trên.

Nó đã được cụ thể hoá bằng Quyết định 58/2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký nhằm đẩy mạnh việc thoái vốn tại các DNNN bằng cách loại bỏ hoặc giảm mức sở hữu tối thiểu mà Chính phủ nắm giữ trong một số ngành nhất định. Mục tiêu chính sẽ cổ phần hoá thêm 137 DNNN, trong đó liệt kê chi tiết 103 doanh nghiệp mà Chính phủ sẽ giữ lại quyết sở hữu.

Đến tháng 2/2017, Thủ tướng tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn gửi đến Bộ Tài chính, yêu cầu những quy định để đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Cải cách DNNN cũng là một chủ đề chính trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ năm, họp hồi tháng 5. Tại đây, các nhà hoạch định chính sách đã thông qua nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết đẩy mạnh cải cách và cổ phần hoá các DNNN.

Trên thực tế, năm 2016 và quý I/2017 Chính phủ đã phê duyệt đề xuất cổ phần hoá cho 63 DNNN, trong đó, đa phần là doanh nghiệp lớn.

Mặc dù chờ đợi xem đây có phải là xu thế đến hết năm không nhưng HSBC cho rằng các tín hiệu cho thấy thách thức vẫn còn đáng kể.

“Chúng tôi tin rằng các biện pháp cải cách bổ sung vẫn là yếu tố quan trọng để giúp Chính phủ thực hiện đầy đủ chương trình cổ phần hóa của mình” HSBC cho biết.

Chẳng hạn, cải cách DNNN căn bản tập trung vào việc bán cổ phần thiểu số, trong khi Chính phủ vẫn duy trì kiểm soát đa số, đây là nguyên nhân khiến cho các nhà đầu tư chiến lược bị hạn chế khả năng định hình lại các công ty, qua đó, bị cản trở tham gia vào đầy đủ quá trình - HSBC ví dụ.

Song song với đó, để đảm bảo mục tiêu thâm hụt ngân sách 3,5%, HSBC khuyến cáo sẽ phải là một yếu tố cơ bản cùng với việc Chính phủ phải giảm bớt chi tiêu mạnh mẽ.

Trên thực tế, thâm hụt ngân sách đã tăng liên tục trong những năm gần đây và theo ước tính của HSBC sẽ phải giảm xuống khoảng 7 tỷ USD để đáp ứng mục tiêu đề ra.

Số tiền này thậm chí còn thấp hơn mức thâm hụt của Chính phủ vào năm 2012 theo danh nghĩa. HSBC cũng chú thích điều này cũng sẽ diễn ra với giả định Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% vào năm 2017 (HSBC dự báo chỉ 6%).

Tuy nhiên, HSBC cũng chỉ ra rằng Chính phủ Việt Nam đang gặt hái nhiều thành công trong công cuộc cải cách liên quan khác ví dụ như đầu tư nước ngoài.

Về cơ bản, HSBC nhận xét Việt Nam đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu cổ phần hóa, đặc biệt khi Việt Nam theo đuổi con đường tăng trưởng kinh tế bền vững và hiệu quả hơn. Và dù rằng còn quá sớm để biết được thoái vốn có mang lại doanh thu gia tăng cho Chính phủ không, HSBC nhận định các cuộc cải cách tiếp theo có thể đem lại những lợi ích mà đã tìm kiếm trong suốt thời gian trung hạn.

Theo N. Dương - ttvn.vn - 14/8/2017

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước vận may bất ngờ?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc