top-banner-2

Thứ hai, 09/01/2017, 09:47 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình tái cấu trúc để phát triển bền vững & hội nhập

Viết bởi An An   
Thứ hai, 09/01/2017, 09:47 GMT+7

Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, thành viên Hội đồng Doanh nhân gia đình Việt Nam, khoảng 100 công ty gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp gần 1/4 GDP của cả nước.

Điều này cho thấy tầm quan trọng và vai trò của các doanh nghiệp gia đình đối với nền kinh tế đất nước. Song bất lợi của mô hình quản trị gia đình cũng không ít, thậm chí tại nhiều doanh nghiệp đây lại là nguyên nhân chính cản trợ sự lớn mạnh của chính doanh nghiệp đó. Bởi vậy, nhiều DN gia đình tại nước ta đang tính toán tiến hành tái cấu trúc toàn bộ doanh nghiệp để phát triển bền vững tiến sâu vào hội nhập.

dung-chia-khoa-thanh-cong-vndaily-2

Doanh nhân Nguyễn Thị Dung – Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công nghiệp Xây dựng Nam Hải giữ vai trò là CEO trong chương trình CEO -  chụp hình lưu niệm cùng các chuyên gia và doanh nhân tham gia chương trình

Phòng bệnh hay chữa bệnh?

Tái cấu trúc DN có thể hiểu một cách đơn giản, là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh luôn thay đổi. Tuy nhiên, luôn tồn tại những rào cản khách quan cũng như chủ quan của quá trình tái cấu trúc như xung đột về lợi ích, sai lầm trong cách xử lý tài chính hay lựa chọn mô hình hoạt động mới không thích hợp với hoàn cảnh thực tế, là nguyên nhân chính yếu khiến nhiều DN Việt Nam dè dặt và lúng túng trong việc đưa ra quyết định chủ động tái cấu trúc hay bị động chờ thời cơ thích hợp hơn. Đặc biệt, nói đến tái cấu trúc tại các doanh nghiệp gia đình thì vấn đề này còn phức tạp và khó khăn hơn gấp nhiều lần. Ông Đoàn Đình Quốc – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đình Quốc (DQ Corp) với kinh nghiệm quyết định thay đổi mô hình kinh doanh từ công ty gia đình sang công ty cổ phần chia sẻ: “Doanh nghiệp vẫn ra khơi, quyết tâm chuyển đổi. Nhưng chuyển đổi phải trong tâm thế cẩn trọng và hạn chế tổn thương từ những cơn bão bên ngoài. Phải mất gần nửa năm để quyết định cổ phần hóa công ty, chấp nhận chia sẻ quyền lực, thậm chí phải nhận những lời chỉ trích của những thành viên cũ là người trong gia đình để quyết tâm cổ phần hóa. Ở mô hình cũ, có người quen nhờ giảm giá lô hàng, bớt chút tiền cọc, tôi chỉ cần ký duyệt và nhân viên thực thi. Khi chuyển qua mô hình quản trị mới, tôi buộc phải từ chối nếu không muốn giải trình trước HĐQT”. Sở dĩ các DN muốn tái cấu trúc là vì yếu tố gia đình đè nặng, mô hình quản lý doanh nghiệp theo thói quen không còn phù hợp. Nếu không chuyển đổi kịp thời, những hành vi quản trị của doanh nghiệp chỉ mang tính đối phó hơn là hướng đến việc quản trị hiệu quả lâu dài. Điều này sẽ gây ảnh hưởng và cản trở rất lớn đến quá trình phát triển của các doanh nghiệp gia đình. Và trong nhiều trường hợp, chờ đến khi có bệnh mới chữa thì có thể đã quá muộn đối với doanh nghiệp.

Tái cấu trúc thế nào?

Trên thực tế, thời gian qua có rất nhiều doanh nghiệp gia đình ở nước ta đã nỗ lực tiến hành tái cấu trúc cho doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp còn thực hiện một cách rất quyết liệt bằng cách thuê CEO ngoài về. Một ví dụ điển hình cho việc tái cấu trúc DN là câu chuyện tái cấu trúc bằng việc thuê CEO ngoài về để chuyển giao quyền lực của ông Đoàn Nguyên Đức – Hoàng Anh Gia Lai, Phạm Nhật Vượng – Vingroup, Lê Phước Vũ – Tôn Hoa Sen… sau thời gian dài giữ vị trí CEO, gây dựng nên doanh nghiệp, giờ lại mong muốn lui về phía sau, giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị. Họ tuyển CEO và giao quyền điều hành công việc hàng ngày lại. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào gặt hái được thành công khi tái cấu trúc bằng phương án này. Đó là lý do, chương trình CEO - Chìa khóa thành công của VTV1 đã đưa lên sóng chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Giải pháp tái cấu trúc” vào ngày 08/01/2017 để các Doanh nhân bàn luận và đưa ra giải pháp. Theo đó, chương trình đưa ra câu chuyện của một DN kinh doanh theo mô hình gia đình đang sở hữu năm siêu thị mini. Do áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nên hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh số và lợi nhuận liên tục bị sụt giảm. Chính vì vậy, HĐQT đã quyết định tái cấu trúc toàn bộ DN nhằm cứu vãn tình hình trước khi quá muộn. Bước đầu tiên, DN tiến hành thuê CEO mới phù hợp về thay thế và bàn bạc chuẩn bị quá trình chuyên giao cũng như thực hiện tái cấu trúc, tuy nhiên giữa họ lại có những quan điểm trái ngược nhau.

dung-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan

Doanh nhân Nguyễn Thị Dung – Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công nghiệp Xây dựng Nam Hải giữ vai trò là CEO trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công VTV1 với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Giải pháp tái cấu trúc”

Doanh nhân Nguyễn Thị Dung – Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Công nghiệp Xây dựng Nam Hải với kinh nghiệm 25 năm lăn lộn trên thương trường, từ một doanh nghiệp gia đình nhỏ, chị cùng người thân đã gây dựng Nam Hải thành tổ hợp công nghiệp xây dựng về lĩnh vực nhôm với tổng vốn hơn 30 triệu USD, đứng top 5 các doanh nghiệp có vốn đầu tư và đang trên đường gia nhập vào hàng ngũ các tập đoàn DN gia đình lớn ở nước ta. Ngay từ ban đầu bà đặt tên doanh nghiệp theo tên của chồng và con trai, bà lấy nền tảng gia đình làm điểm tựa sức mạnh và là động lực để phát triển, từng bước đưa doanh nghiệp trải qua nhiều bước ngoặt và từng ngày lớn mạnh. Trong tương lai, với tham vọng vươn cao và xa hơn nữa, bà cùng các thành viên trong gia đình đang không ngừng nỗ lực để củng cố sức mạnh cho doanh nghiệp để nắm bắt thành công các cơ hội mới.

Tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công với cương vị là CEO trong tình huống này bà nêu ra quan điểm: “DN hiện tại đang được điều hành theo mô hình gia đình. Các thành viên trong công ty hầu hết là anh, chị, em, con cháu trong một gia đình nên thói quen làm việc theo kiểu gia đình đã ăn sâu vào trong họ. Nên tiến hành mở mới một siêu thị theo mô hình chuẩn, ở đó sẽ áp dụng phương pháp quản trị mới, nhân sự mới được đào tạo chuyên nghiệp, loại bỏ yếu tố gia đình và những yếu điểm của các siêu thị hiện tại. Sau một quá trình, khi mô hình mới thành công thì sẽ lấy đó làm cơ sở để tái cấu trúc cho công ty hiện tại”. Giải pháp này của bà Nguyễn Thị Dung nhận được nhiều sự đồng tình của khán giả xem chương trình, đại diện bạn Lê Ngọc Minh chia sẻ: “Đồng ý với quan điểm của CEO cải tổ lại phương pháp quản trị của DN, sốc lại tinh thần cho đội ngũ nhân sự cũ. Trong DN yếu tố con người là quan trọng nhất, đánh giá hiệu quả công việc và tách công tư phân minh. Có như vậy mới trụ vững trên thị trường được”. Qua đó, cho thấy rằng không hẳn công ty gia đình nào cũng có những vấn đề về quản trị doanh nghiệp, song nếu chủ doanh nghiệp không bản lĩnh, cầu thị và có những quân sư “giỏi” sẽ rất dễ mắc phải các vết xe đổ, gây ra bước cản cho tiến trình phát triển của doanh nghiệp.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc đường dây hỗ trợ doanh nghiệp: 098.148.6868.

Việt Chinh

*Nội dung được thực hiện bởi hoạt đông kinh doanh của Trường Sơn Media theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp gia đình tái cấu trúc để phát triển bền vững & hội nhập

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc