Thay vì mua trên Amazon, vì sao người Việt không mang hàng lên đây bán? |
Viết bởi An An |
Thứ ba, 13/12/2016, 10:47 GMT+7 |
Đây là chia sẻ của ông Đạt Phạm, CEO Fado.vn – website bán hàng trên Amazon tại hội thảo Hoàn tất đơn hàng do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) tổ chức.
95% người Việt mua hàng trên Amazon nhưng chỉ 5% lấy hàng của mình đem lên đây bán Theo ông Đạt, hiện rất nhiều người Việt mất nhiều tiền bạc và thời gian chỉ để chờ một món hàng đặt mua từ Mỹ gửi về. Trong khi đó, rất nhiều mặt hàng "made in VietNam" xứng tầm quốc tế nhưng vẫn đang loay hoay ở sân nhà. Năm 2006, Amazon ra mắt một dịch vụ cho phép người bán hàng trên trang này sử dụng mạng lưới kho hàng của Amazon để lưu trữ hàng hóa. Với việc cho áp dụng chương trình Fulfillment by Amazon, hàng hóa đến tay người mua trong nước Mỹ và trên toàn thế giới hoặc ngược lại mà chỉ tốn chưa quá 1 tuần. Điều này giúp Amazon là kênh giao thương hàng hóa theo hình thức B2C lớn nhất thế giới "Thế nhưng, ở Việt Nam, không phải ai cũng biết. Và dường như, rào cản về ngôn ngữ cũng như lúng túng trước các thủ tục giao thương nên việc mua và bán qua website này còn là một vấn đề nan giải", ông Đạt cho hay. Một điều khá đặc biệt, trong khi người Việt thường đặt mua những sản phẩm công nghệ, thời trang trên Amazon thì những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, truyền thống, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên hay các sản phẩm máy móc có công dụng đặc thù do trí tuệ người Việt sáng tạo lại là những sản phẩm được khách hàng trên hệ thống này ưa dùng. Hiện đã có khoảng 100 loại sản phẩm của Việt Nam bán trên Amazon thông qua Fado. Từ đây có thể thấy rằng, tiềm năng của Việt Nam là rất lớn, trong khi đó, nó đang bị bỏ ngỏ ngay chính trên sân nhà. Tuy nhiên, theo khảo sát trên website mua bán này, 95% là chiều nhập trong khi chiều xuất đi còn rất khó khăn. Lý do là sản phẩm của Việt Nam chưa được đầu tư bài bản. “Amazon.com là mô hình B2C (giao dịch giữa DN với khách hàng) nên để bán được hàng trên hệ thống này, ngoài sản phẩm tốt, đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vào Mỹ thì nhà sản xuất phải hiểu rõ về văn hóa Mỹ, sở thích, hành vi tiêu dùng người Mỹ. Để đầu tư về thương hiệu cũng như hình ảnh sản phẩm phù hợp. Và điều này hoàn toàn chúng ta có thể làm được”, ông Đạt cho hay. Khách nước ngoài rất yêu thích những sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet). Vì sao? Anh Nguyễn Hồng Minh, chủ thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan Bắc Ninh cho rằng, anh đã từng tham gia nhiều hội chợ tại nước ngoài, và nhận thấy tiềm năng, cơ hội xuất sang Mỹ là rất lớn. Bởi khách nước ngoài rất thích thú và họ mua rất nhiều sản phẩm của anh tại các hội chợ. Thế nhưng, khi quay trở về Việt Nam, việc làm cách nào để đem sản phẩm của mình sang những thị trường này lại là một con đường gian nan bởi nó quá nhiều thủ tục cũng như thuế, phí, Logistics. Không đồng tình với ý kiến trên, anh Nguyễn Thanh Tòng – Giám đốc công ty TNHH An Thái Sơn, chuyên kinh doanh máy đưa võng tại Việt Nam lại cho rằng, việc đưa sản phẩm Việt ra thế giới là không khó. Chỉ khó ở chất lượng sản phẩm của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn Mỹ. Anh Tòng cho biết, hiện sản phẩm của công ty anh đang rao bán Amazon.com và được thị trường Mỹ rất đón nhận. Lướt qua Amazon, chúng ta cũng thấy không ít những sản phẩm của Việt Nam đã có mặt tại đây. Hiện nay, ngoài những website nhỏ lẻ, các diễn đàn, Fanpage cá nhân làm dịch vụ này với hình thức gửi link, báo giá order hộ thì mô hình kinh doanh không biên giới - liên kết với Amazon như Fado được xem là cánh tay nối dài của Amazon.com ở thị trường Việt Nam. Theo đó, người dùng có thể mua hàng và bán trên Amazon một cách hoàn toàn chủ động. Đơn vị này sẽ là cầu nối giao thương và bảo vệ quyền lợi cho người mua và người bán hàng trên Amazon đến từ Việt Nam. Khách hàng sẽ được công ty niêm yết đầy đủ các chi phí mua và bán trước khi giao dịch. Các công tác thanh toán, giao nhận, nghĩa vụ thuế, hoàn tất thủ tục đổi trả hàng hóa hoặc hoàn tiền sẽ được chịu trách nhiệm bởi bên thứ 3. Vì thế, nhà sản xuất sẽ không phải chịu những phát sinh chi phí và phiền phức trong quá trình giao thương xuyên biên giới. Do đó, nút thắt lớn nhất nằm ở khâu sáng tạo cũng như phát triển sản phẩm của các nhà sản xuất Việt. Theo Tri Thức Trẻ
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|