top-banner-2

Thứ bảy, 19/11/2016, 10:10 GMT+7

6 điều Startup cần lưu ý khi gọi vốn nếu không muốn có kết cục như The KAfe, Lingo

Viết bởi An An   
Thứ bảy, 19/11/2016, 10:10 GMT+7

Theo Luật sư Nguyễn Văn Lộc, những nhà sáng lập Startup khi đàm phán với các nhà đầu tư nên có tư cách ngang hàng, nên có luật sư hỗ trợ khi nhận vốn. Điều này nhằm thể hiện sự tâm huyết của mình với startup.

1-khoi-nghiep-o-6-dieu-can-chu-y

Startup ở Việt Nam đã trở thành phong trào. Tuy nhiên, câu chuyện đau lòng về việc Lingo phải giải thể, hay Đào Chi Anh phải chia tay The KAfe là những cái kết buồn dành cho các startup Việt.

Luật sư Nguyễn Văn Lộc, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và đầu tư, mới đây đã đăng tải trên trang cá nhân lời khuyên dành cho các startup liên quan đến vấn đề pháp lý, chúng tôi xin đăng tải lại bài viết này dưới đây.

Tháng 9 vừa rồi, 265 nhân viên Lingo đồng ký đơn khiếu nại nhà đầu tư. Và mới đây, đến lượt người sáng lập The KAfe cho rằng "nên chọn nhà đầu tư tử tế, trước sau như một". Họ là những startup thành công ban đầu với ý tưởng startup của mình, nhưng lên cao một tí thì … gãy cánh.

Nếu SGame, Haivl hay một số startup tốt khác gãy cánh (trong im lặng) vì vấn đề pháp lý thì vấn đề của The KAfe, Lingo nằm ở thỏa thuận với nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng. Lúc vui vẻ thì không sao, khi có xung đột thì tất cả quay về "nơi tình yêu bắt đầu" – đó chính là bản hợp đồng có đóng dấu.

Startup trở thành phong trào. Nhiều startup muốn "tiến nhanh" và nghĩ rằng cách tốt nhất là được rót vốn từ nhà đầu tư. Nhà đầu tư có nhiều dạng "sinh ra" từ đó. Trong giới những người sáng lập startup, cũng có truyền tay nhau một danh sách đen các "nhà đầu tư bẩn", nhưng chỉ ở mức tương đối. Ai chẳng mê khi tiền đến, dù đó là số tiền trên giấy. Khi cần biến đứa con tinh thần của mình thành Thánh Gióng, vươn vai từ 0 đến 1, tiền sẽ làm họ chấp nhận các điều khoản hợp đồng mà nhà đầu tư đưa ra.

Trong các buổi chia sẻ của tôi với startup, từ Shield, YUP!, DNES… tôi đều luôn nhấn mạnh rằng khi có đầu tư, cần cẩn trọng tại thời điểm đàm phán. Phía nhà đầu tư luôn đưa ra bộ hợp đồng mẫu, họ có các luật sư phía sau để hỗ trợ.

Những nhà sáng lập Startup cần có tư cách ngang hàng, đàm phán sòng phẳng và nên có luật sư hỗ trợ khi nhận vốn lớn. Cẩn trọng trong đàm phán không phải thể hiện mình yếu thế! Cẩn trọng thể hiện sự tâm huyết của mình với startup, thể hiện cái tâm thế của mình.

Các điều khoản pháp lý cần lưu ý khi đàm phán hợp đồng nhận vốn bao gồm:

- Quyền thông tin
- Điều khoản chống pha loãng đầu tư
- Thứ tự ưu tiên thoái vốn
- Cam kết cổ đông sáng lập
- Trách nhiệm startup sau khi nhận đầu tư
- Tiến độ thanh toán (và quyền tương ứng theo đó)

Theo Tri Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

6 điều Startup cần lưu ý khi gọi vốn nếu không muốn có kết cục như The KAfe, Lingo

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc