top-banner-2

Thứ tư, 28/09/2016, 10:26 GMT+7

Mở đại học phi lợi nhuận có thể mang về siêu lợi nhuận: nhìn vào Harvard

Viết bởi An An   
Thứ tư, 28/09/2016, 10:26 GMT+7

Dù hình thức là Đại học phi lợi nhuận, nhưng nhờ những khoản đầu tư thông minh, tiền tài trợ, ưu đãi về thuế... mà Harvard và một số trường học dạng này trở nên vô cùng giàu có, thậm chí đạt mức lợi nhuận đáng mơ ước.

1-tuyen-bo-mo-truong-phi-loi-nhuan

Như tin đã đưa, mới đây tập đoàn Vingroup đã tuyên bố chuyển đổi bệnh viện Vinmec và hệ thống Vinschool thành mô hình phi lợi nhuận.

Cụ thể, tập đoàn này cam kết dành 100% lợi nhuận thu được từ Vinmec và Vinschool để sử dụng cho việc tái đầu tư.

Không chỉ dành 100% lợi nhuận để tái đầu tư, Tập đoàn Vingroup cũng cam kết không thu hồi hơn 4.000 tỷ VND đã đầu tư đến thời điểm hiện.

Mô hình giáo dục phi lợi nhuận của doanh nghiệp tư nhân vẫn là còn khá mới mẻ ở Việt Nam bởi hiện tại mới chỉ có trường RMIT và Đại học FulBright là đại diện tiêu biểu cho mô hình phi lợi nhuận này.

Trên thế giới, những Đại học danh tiếng như Harvard, Yale và Stanford cũng đều hoạt động dưới hình thức phi lợi nhuận.

Vậy thế nào là trường đại học phi lợi nhuận?

Trên thế giới hiện nay ngoài hệ thống các trường công lập do chính phủ lập ra, còn có những trường đại học do tư nhân đầu tư. Những trường đại học tư này được chia thành 2 mô hình chính gồm: lợi nhuận (for-profit) và phi lợi nhuận (non-profit).

Có thể hiểu các trường đại học theo mô hình lợi nhuận hoạt động giống như một công ty, kiếm tiền cho các nhà đầu tư, cổ đông trong khi những trường theo mô hình phi lợi nhuận mục tiêu hướng đến là chất lượng giáo dục của sinh viên, giúp họ hoàn thành việc học và thành công trong sự nghiệp.

Chính vì mục tiêu hướng đến khác nhau nên các trường phi lợi nhuận hoạt động độc lập với cấu trúc sở hữu trong khi các trường lợi nhuận phải tuân theo và hướng tới kết quả kinh doanh cho cổ đông của họ, tạo ra lợi nhuận là một ưu tiên chắc chắn.

Tiêu chí để xác định một trường đại học phi lợi nhuận là tái đầu tư tất cả lợi nhuận vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và vận hành trường. Bên cạnh đó, vì không có chủ sở hữu, không phân chia lợi nhuận, tài sản đóng góp của trường được đảm bảo không phục vụ lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, nhờ đó, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và dễ dàng thu hút nguồn tài trợ từ các quỹ giáo dục, các tổ chức, cá nhân và cả nguồn tài trợ từ chính phủ.

Nói như vậy không có nghĩa đại học phi lợi nhuận không kinh doanh, kiếm tiền mà ngược lại khi có lợi nhuận sẽ dành tái đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục, cơ sở vật chất thay vì ưu tiên phân phối cho cổ đông như mô hình lợi nhuận.

Một điểm khác biệt giữa hai mô hình này là các trường phi lợi nhuận thường có xu hướng học phí thấp hơn các trường lợi nhuận, cũng như có hệ thống ngành học rộng hơn.

PHI LỢI NHUẬN nhưng vẫn thu SIÊU LỢI NHUẬN?

Vốn nổi danh khắp thế giới bởi hệ thống giáo dục hoàn hảo gồm đội ngũ giảng viên có uy tín và những sinh viên ưu tú nhưng ít người biết Harvard còn là ngôi trường cực kỳ giàu có với doanh thu lớn hơn GDP của nhiều nước trên thế giới.

Câu hỏi đặt ra là vì sao hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, Harvard lại giàu có tới vậy, họ kiếm tiền từ đâu?

Nếu nhìn vào báo cáo tài chính năm 2015 của Harvard, có lẽ nhiều công ty trên thế giới phải thấy “hổ thẹn”. Cụ thể, tổng doanh thu hoạt động của trường trong năm tài chính 2015 tăng 3% lên mức 4,5 tỷ USD. Số tiền này đến chủ yếu từ những khoản quyên góp của các cá nhân và tổ chức, học phí…

Tổng số tiền quyên góp trường Harvard nhận được trong năm tài chính 2015 đã tăng 4% lên mức 1,6 tỷ USD.

Cũng trong năm 2015, mỗi sinh viên Harvard phải nộp khoản học phí lên tới 43.280 USD/năm và đây chính là nguồn thu không hề nhỏ của trường. Tổng cộng doanh thu từ học phí đã tăng gần 7% lên mức 930 triệu USD trong năm tài chính 2015. Đây được cho là kết quả của việc mở rộng thêm chương trình đào tạo trực tuyến và tăng số lượng học viên nhập học tại Trường Kinh doanh Harvard và một số trường, viện trực thuộc khác.

Ngoài ra, bản thân Harvard còn có những khoản đầu tư bên ngoài như tại General Investment Account hoặc thông qua công ty Harvard Management Company.

Một “con cưng” khác sản sinh ra doanh thu khổng lồ cho Harvard là Trường Kinh doanh Harvard (HBP). Hàng năm, đơn vị này thu được gần 200 triệu USD nhờ bán case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác.

Riêng trong năm 2014, HBP bán được 12 triệu bản case study cho các trường học, công ty và một số đơn vị khác. Giá bán lẻ giao động từ 9 – 15 USD/case study cơ bản, riêng các trường học sẽ được giảm giá. Doanh số bán case study thậm chí tăng nhanh hơn cả doanh số tài khoản đăng ký đọc Harvard Business Review (một tạp chí trực thuộc trường).

Tất cả những điều kể trên đã khiến “đế chế kinh doanh” Harvard trở nên hùng mạnh hơn bao giờ hết. Cụ thể, theo thống kê của Forbes, giá trị tài sản ròng của Harvard lên tới 44,6 tỷ USD (tính đến ngày 30/6/2016) khiến nó trở thành trường đại học giàu có nhất nước Mỹ.

Như vậy có thể hiểu nôm na, dù hình thức là Đại học phi lợi nhuận, nhưng nhờ những khoản đầu tư thông minh, tiền tài trợ, ưu đãi về thuế... mà Harvard và một số trường học dạng này trở nên vô cùng giàu có, thậm chí đạt mức lợi nhuận đáng mơ ước.

Bản thân trong tuyên bố kể trên của Vingroup cũng nói rõ, họ sẽ dùng 100% lợi nhuận hoạt động cho việc tái đầu tư và như vậy nếu thành công, thành tựu nhận về đương nhiên không hề nhỏ.

Theo Tri Thức Trẻ

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Mở đại học phi lợi nhuận có thể mang về siêu lợi nhuận: nhìn vào Harvard

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc