top-banner-2

Thứ năm, 25/08/2016, 13:17 GMT+7

Hong Kong 'phát sốt' với kiểu cửa hàng 'mất hút'

Viết bởi An An   
Thứ năm, 25/08/2016, 13:17 GMT+7

Trong khi doanh số ngành bán lẻ của Hong Kong tuột dốc thảm hại 16 tháng liên tiếp, nhiều thương hiệu bán lẻ như Nutella và Havaianas lại ăn nên làm ra bằng cách lợi dụng giá thuê mặt bằng rẻ để mở cửa hàng "mất hút".

1-hong-kong-phat-sot

Cửa hàng pop-up của Nutella. Ảnh: Bloomberg.

“Bình thường tôi rất ít khi đến trung tâm mua sắm vì phải mất hàng giờ đồng hồ ngồi xe bus. Nhưng lần này rất đáng để đi”. Cô sinh viên 21 tuổi Lorraine Lam chia sẻ.

Sau khi ngồi xe bus hàng tiếng đồng hồ, cộng thêm hai giờ đứng xếp hàng tại cửa hàng pop-up (cửa hàng tạm thời) của Nutella, cô có thể mua được một hũ bơ hạt dẻ 350gr dùng để ăn kèm với bánh mì trị giá 10 USD và đặc biệt trên thân hũ có đề tên gọi người mà cô muốn.

Trong khi doanh số ngành bán lẻ của Hong Kong tuột dốc thảm hại 16 tháng liên tiếp, nhiều thương hiệu bán lẻ như Nutella và Havaianas lại ăn nên làm ra bằng cách lợi dụng giá thuê mặt bằng rẻ để mở cửa hàng pop-up. Cửa hàng pop-up là hình thức cửa hàng tạm thời, chỉ tồn tại trong một vài ngày hoặc vài giờ rồi “mất hút”, để cung cấp những mặt hàng đặc biệt, số lượng có hạn của hãng.

Tại các khu phố mua sắm cao cấp trong thành phố, nhiều thương hiệu lớn như Nike cũng ăn theo hình thức này với một vài cửa hàng pop-up trước cửa các trung tâm thương mại để cung cấp các dòng sản phẩm mới và phiên bản hạn chế.

Angel Young – giám đốc điều hành Nielsen Hong Kong và Macau nhận định: “Ngành bán lẻ đang tích cực thay đổi để phù hợp với với nhu cầu người tiêu dùng bằng cách cung cấp các dòng sản phẩm đặc biệt, chất lượng cao. Hình thức cửa hàng pop-up đem lại hào hứng cho khách mua hàng”.

Một vài trung tâm thương mại như Pacific Place tại Admiralty và Harbour City của Wharf Holdings của Kowloon từ lâu vốn dựa vào lượng khách hàng Trung Quốc đại lục đến mua túi Louis Vuitton và đồng hồ Cartier.

Nhưng hiện nay, lượng khách hàng này dần chuyển sang Tokyo và Paris để mua sắm do những bất ổn chính trị xã hội tại Hong Kong. Theo Ban du lịch Hong Kong, số lượng khách Trung Quốc đại lục đến Hong Kong giảm 13 tháng liên tiếp, xuống còn 3,2 triệu khách trong tháng 6.

Điều này ảnh hưởng cực mạnh đến doanh số bán lẻ - giảm gần 11% trong suốt 6 tháng đầu năm. Doanh thu tháng 6 giảm 8,9% - vượt trên cả dự đoán của giới nghiên cứu.

Trong bối cảnh doanh thu ngành bán lẻ u ám, các ông chủ đang tích cực tìm kiếm cơ hội để thu hút lại khách hàng đến với trung tâm thương mại và hướng đến khách hàng đại chúng cũng là một hướng đi mới.

Giám đốc mảng kinh doanh bán lẻ tại Hysan Development cho biết: “Cửa hàng pop-up đem đến cảm giác mới mẻ. Địa điểm bất ngờ đem lại cho khách hàng cảm giác thích thú và muốn được khám phá”.

Tại khu mua sắm Causeway Bay, Hysan đã cho mở một vài cửa hàng pop-up cung cấp sản phẩm của một số thương hiệu như Nike, Kiehl’s (mỹ phẩm), Uniqlo và Nespresso (café). Lululemon Athletica cũng giới thiệu lớp học yoga sáng chủ nhật tại giữa khu vực công cộng để thu hút người qua lại.

Loại hình gian hàng pop-up thật ra đã tồn tại ở Mỹ và châu Âu đến gần 2 thập kỷ qua. Mở ra một gian hàng nhỏ tại một địa điểm khác lạ có thể giúp thương hiệu kết nối với những khách hàng không thường xuyên mua sắm tại các cửa hàng truyền thống. Michael Cheng – đối tác tiêu dùng và bán lẻ Hong Kong và châu Á Thái Bình Dương tại PricewaterhouseCoopers LLP cho biết.

“Đó có thể là một bước khởi đầu tốt cho ngành bán lẻ nếu họ có thể biến khách hàng của cửa hàng pop-up thành khách hàng online lâu dài. Mô hình này có thể thúc đẩy doanh thu hiệu quả mà không cần có hợp đồng thuê mặt bằng dài hạn”.

Nutella đã bán được hơn 17.000 hũ bơ từ cửa hàng pop-up. “Chúng tôi rất ngạc nhiên và phấn khởi khi nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ khách hàng Hong Kong”. Đại diện công ty cho biết.

Theo Tri Thức Trẻ


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Hong Kong 'phát sốt' với kiểu cửa hàng 'mất hút'

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc