Nhờ 'lười', hai người bạn này đã sáng tạo ra công ty 7,5 tỷ đô la |
Viết bởi An An |
Thứ ba, 17/05/2016, 14:43 GMT+7 |
“Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Câu nói kinh điển của Bill Gates khiến nhiều người gật gù tâm đắc. Đến thiên tài như nhà bác học Einstein cũng nói rằng: "Sự lười biếng là công cụ tốt nhất để phát triển óc tưởng tượng và tính sáng tạo". Và cũng chính sự lười biếng, là khởi nguồn tạo nên Venmo, công ty cung cấp dịch vụ thanh toán qua di động đã được mua lại bởi hãng công nghệ Paypal 7,5 tỷ đô la vào năm 2013. Bảy năm trước, nhà sáng lập Venmo, Iqram Magdon-Ismail và người bạn cùng phòng thời sinh viên ở Đại học Pennsylvania, Andrew Kortina, đã cùng nung nấu ý tưởng gửi tiền thông qua những chiếc điện thoại của họ khi đang cùng tham dự một buổi hòa nhạc Funk tại Philadelphia. Khi đó họ đang đứng ngoài ban công và “quá lười” xuống phía dưới để boa tiền cho ban nhạc. Lười chân tay nên hay sáng tạo cái mới Đó cũng là điều dễ hiểu khi cần gác chân lên nghỉ thì phải hoàn thành xong công việc, nếu chiếc ghế bình thường chưa thoải mái lắm, họ sẽ thiết kế ra chiếc ghế có thể ngả ra nằm cho sướng. Việc lười chân tay không nguy hiểm như lười đầu óc, trái lại nó lại là động lực để bạn tìm ra cái mới, cái “dở hơi” để rút ngắn thời gian làm viêc mà hiệu quả có thể bằng hoặc cao hơn. Ba tuần sau, Magdon-Ismail tới thăm Kortina ở New York và để quyên mất ví tiền. Đó chính là điểm khởi nguồn để họ bắt đầu ngồi lại nghiêm túc và xây dựng ý tưởng dịch vụ thanh toán tiền thông qua chiếc điện thoại di động. “Đôi khi, để xây dựng thứ gì đó có thể làm cho cuộc sống bạn tốt lên chính là sáng chế ra thứ giúp ích cho cuộc sống của người khác,” Magdon-Ismail phát biểu tại lễ hội kinh doanh hàng năm StartupColumbia được tổ chức lần thứ ba. Dưới đây là những bài học mà Magdon-Ismail đã học được để giúp ích anh trong quá trình “nuôi lớn” công ty của mình từ giai đoạn ý tưởng đến hình thành và phát triển 1. Luôn suy nghĩ, làm thế nào để đưa sản phẩm này đến với mọi người? Để đưa sản phẩm đến với mọi người, nhà sáng lập Venmo ban đầu nghĩ đến kế hoạch cho phép người dung di động có thể giao dịch với bất kỳ ai, miễn là họ có số điện thoại của người cần giao dịch. Vào thời điểm đó, mục đích đó là điều ý nghĩa nhất đối với hai nhà đồng sáng lập trong quá trình xây dựng dịch vụ, nhưng họ đã không ngờ được rằng chính số điện thoại là thứ hacker có thể đột nhập vào. Tuy nhiên, thứ “mạng xã hội” đó giúp Venmo tiếp cận được hàng triệu người, những người hiện nay đang giao dịch hàng tỷ USD thông qua ứng dụng di động mỗi năm. 2. “Thực nghiệm là rất quan trọng. Khi vết rách lớn dần. Hãy không ngừng sửa chữa sai lầm bằng sự kiên trì và tích cực.” Trong lần gọi vốn đầu tiên, khi Magdon-Ismail và Kortina bắt đầu vận hành Venmo, họ so sánh thị trường lớn nhất của mình như những chiếc xe bán thức ăn, thứ có thể dùng dịch vụ để trao đổi tiền với người dùng. Cụ thể, họ gán mác mỗi thị trường như “mỗi một chiếc xe bán thức ăn trên thế giới!”. Chính sự khó hiểu và điên rồ trong suy nghĩ trên đã không thể thuyết phục được những nhà đầu tư. Về sau, họ chuyển sang mô hình quảng bá tại tổ chức từ thiện. Họ thử nghiệm sử dụng Venmo cho việc quyên góp từ thiện ở một buổi hòa nhạc Will.i.am, nhưng một lần nữa họ thất bại. Khán giả khi đó không mấy hứng thú và chú ý tới Vemo. Một thời gian sau, hai người đồng sáng lập tính toán đến việc tập trung vào các thương gia. Magdon-Ismail nói rằng “Nay đã có thứ gọi là một trung tâm cho vấn đề đó.” Cuối cùng họ cũng đi vào con đường mới, ‘Venmo và Những người bạn’, nền tảng cho ứng dụng tồn tại như ngày nay. Sau khi được một khoản đầu tư nhỏ, công ty chính thức khởi động, và ứng dụng được phép vận hành vào ngày 5/6/2012. 3. “Những dự tính sớm sẽ dẫn dắt bạn trên chặng được dài” Qua một chặng đường dài, Magdon-Ismail đối mặt với hai thỏa thuận chuyển nhượng chính. Những người đồng sáng lập đã không nản chí trước viễn cảnh mất kiểm soát công ty của mình khi Venmo được mua lại. Khi một trong những nhà đầu tư của họ gợi ý rằng họ tìm được một sự trợ cấp từ một công ty khác trong danh mục đầu tư, Braintree đã liên hệ ngay sau đó và đạt được thỏa thuận. Magdon-Ismail cho rằng “Braintree đã cứu vãn sự sống của Venmo.” Từ đó hai người đồng sáng lập cũng đã nhìn nhận được đầy đủ những dự tính ban đầu cho Venmo. 4. “Chúng tôi mới chỉ bắt đầu” Vào một ngày khi đang làm việc cho Venmo, Magdon-Ismail đã nghe được buổi hòa nhạc trực tiếp của Stevie Wonder, với chủ để “Buổi hòa nhạc cuối cùng.” Không giữ được sự phấn khích, một lúc sau Wonder hét lên với khán giả của mình rằng “Chúng ta mới chỉ bắt đầu!” Magdon-Ismail nói “Đó là cách tôi nhìn nhận cuộc đời.” Hiện nay, Venmo vẫn đang làm rất tốt công việc của mình cho dù Magdon-Ismail không còn làm việc toàn thời gian với công ty nữa. Gần đây anh đã đầu tư vào một công ty ‘kết nối nhân sự’ HR job-matching và một nhà hàng Manhattan Sri Lankan. Anh cũng đang viết một album cho mình. 5. “Làm việc với người bạn thương yêu. Tình yêu sẽ dẫn lối” Magdon-Ismail thường dành ít thời gian để chia sẻ về một bực ảnh của các nhân viên trong Venmo ngay trước khi công ty chuyển từ Philadelphia tới New York. Anh nghĩ rằng, điều quan trọng là cần nán lại và nghĩ về tất cả “những ký ức mà bạn đã tạo nên cùng với những người đã cùng chung chiến hào. Link nguồn: http://cafebiz.vn/nho-luoi-hai-nguoi-ban-nay-da-sang-tao-ra-cong-ty-75-ty-do-la-20160517111612055.chn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|