top-banner-2

Thứ năm, 27/02/2020, 12:00 GMT+7

Tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch H5N6 và H5N1

Thứ năm, 27/02/2020, 12:00 GMT+7

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành công điện yêu cầu các địa phương tập trung triển khai các giải pháp phòng, chống dịch cúm A xảy ra trên gia cầm.

“Hiện nay cả nước đã xuất hiện 29 ổ dịch cúm gia cầm tuýp A H5N6 và 5 ổ dịch cúm A H5N1 tại 10 tỉnh thành, trong đó phía Bắc có 6 địa phương, ca bệnh nhiễm H5N6 phát hiện gần đây nhất vào ngày 26/2 là tại tỉnh Hòa Bình. Dù xu thế của dịch cúm gia cầm đang chuyển thành dịch của địa phương, tuy nhiên hiện nguy cơ lây nhiễm ra các địa phương khác đã được Cục Thú y Việt Nam đánh giá vẫn là rất cao”, ông Đỗ Thái Mỹ, Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y tỉnh Điện Biên cho biết.

Đối với tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 4 triệu con gia cầm, sau ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nhu cầu vận chuyển, giết mổ tiêu thụ gia cầm từ các địa phương khác vào địa bàn đang rất cao, do đó công tác phòng chống đang được các cấp ngành, các địa phương trong toàn tỉnh tiến hành một các chủ động để ứng phó.

chong-corona-hnn1

Tỉnh Điện Biên đang tiến hành cấp hơn 21.600 lít hóa chất cho 10 huyện, thị xã, thành phố để tiến hành phun tiêu độc khử trùng.

Hiện Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đang tiến hành cấp hơn 21.600 lít hóa chất cho 10 huyện, thị xã, thành phố để tiến hành phun tiêu độc khử trùng chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi tái phát và các dịch bệnh khác ở vật nuôi. Đồng thời yêu cầu các địa phương bố trí lực lượng, vật tư sẵn sàng thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng đồng loạt cùng thời điểm, tăng cường phát hiện và phối hợp xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh lây truyền nếu xảy ra.

Ông Đỗ Thái Mỹ, Chi Cục trưởng Chi Cục Thú y tỉnh Điện Biên cho biết: “Chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm phần lớn sản xuất của địa phương đây là điều kiện rất khó khăn trong việc phòng chống dịch, đặc biệt là đối với dịch cúm gia cầm có khả năng lây sang người. Chính vì thế biện pháp ưu tiên sắp tới, tỉnh cũng đã chỉ đạo các địa phương tập trung vào cái khâu chủ động giám sát tình trạng gia cầm ốm, chết để cơ quan chuyên môn xác định nếu đúng dịch cúm gia cầm thì phải được tổ chức tiêu hủy và thực hiện các biện pháp phòng chống tích cực. Đồng thời tuyên truyền cho bà con, người chăn nuôi hiểu rõ mối nguy của dịch cúm gia cầm để chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.”.

Theo Vũ Lợi/VOV - Tây Bắc - 27/2/2020

Link nguồn: https://vov.vn/tin-24h/tang-cuong-cac-bien-phap-ung-pho-voi-dich-h5n6-va-h5n1-1015172.vov


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch H5N6 và H5N1

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc