top-banner-2

Thứ bảy, 28/02/2015, 10:33 GMT+7

Hai nữ doanh nhân Việt lọt top quyền lực nhất châu Á

Viết bởi Kim Cúc   
Thứ bảy, 28/02/2015, 10:33 GMT+7

Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và bà Thái Hương - Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH Group là 2 cái tên của Việt Nam được ghi danh tại doanh nhân quyền lực châu Á.

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen). Các đại diện năm nay đến từ hơn 13 quốc gia, thuộc nhiều lĩnh vực, từ sản xuất công cụ, đầu tư mạo hiểm đến xây dựng và thời trang.

Năm nay, Việt Nam có hai đại diện. Đó là bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và bà Thái Hương - Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH Group.

Đây là lần thứ tư bà Mai Kiều Liên (61 tuổi), lọt top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Forbes. Trong khi đó, đây là lần đầu tiên của bà Thái Hương

Forbes: Bà Thái Hương lần đầu vào Top 50 sếp nữ quyền lực nhất châu Á

  Bà Thái Hương - Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH Group & bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Khi nữ giới lên ngôi

Hai sếp nữ Việt Nam được Forbes tôn vinh năm 2014 là bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch kiêm CEO CTCP Cơ điện lạnh (REE) và bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Ngân hàng Đông Nam Á (SeAbank) không có mặt trong danh sách năm nay.

Forbes bình luận Vinamilk là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam và theo hãng nghiên cứu Nielsen, chiếm 51% thị phần sữa nước trong nước. Doanh thu Vinamilk đạt 1,7 tỷ USD, tăng 14% trong năm 2014.

Bà Liên nhắm tới mục tiêu doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017 bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài. Vinamilk đã xuất khẩu đến 30 quốc gia và đang cố gắng mở rộng thị phần tại thị trường Trung Đông, châu Phi và Cuba.

Hai khó khăn lớn nhất bà Liên đối mặt là lợi nhuận đi ngang trong năm 2014 trong bối cảnh giá nguyên liệu thô – hầu hết là sữa bột nhập khẩu – tăng vọt.

Sếp nữ thứ hai của Việt Nam lần đầu tiên góp mặt trong danh sách chính là bà Thái Hương, người được đánh giá là “kỳ phùng địch thủ” của bà Mai Kiều Liên.

Năm 2009, bà Thái Hương, 57 tuổi, bước vào kinh doanh sữa và tuyên bố sẽ thay đổi bản chất ngành công nghiệp này ở Việt Nam, vốn chủ yếu dùng bột sản xuất sữa nước.

Kể từ đó, tập đoàn TH đã chi 450 triệu USD nhập khẩu và nuôi bò để sản xuất sữa tươi sử dụng công nghệ của Israel.

Ước tính, TH sở hữu đàn bò 40.000 con, trên diện tích 8.100 hecta, tuy nhiên đang nhắm tới tổng diện tích đất 37.000 hecta.

Doanh thu ước tính năm 2014 của TH vào khoảng hơn 200 triệu USD, giữ 1/3 thị phần sữa tươi, là đối thủ lớn của nhà sản xuất lớn nhất nước sữa Vinamilk.

Tiêu chí lựa chọn?

Để chọn ra danh sách 50 phụ nữ quyền lực châu Á năm nay, Forbes đã dựa trên các tiêu chí: Doanh thu công ty (hiếm khi dưới 100 triệu USD, thường là hàng tỷ USD), vị trí của ứng cử viên trong công ty và mức độ tham gia vào công việc.

Bảng xếp hạng của Forbes năm nay liệt kê danh sách từ 16 quốc gia, có 27 người mới như Noni Purnomo, Tổng giám đốc Tập đoàn Blue Bird của Indonesia; Sonia Cheng, Giám đốc điều hành Rosewood Hotel Group của Hong Kong và Helen Yuchengco Dee, Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng thương mại Rizal của Philippines.

Đây cũng là lần đầu tiên Forbes đã liệt kê những nữ doanh nhân đến từ Myanmar và Mông Cổ.

Trung Quốc Đại Lục và Hong Kong một lần nữa vươn lên chiếm ưu thế với 14 nữ doanh nhân nổi bật, theo sao là Ấn Độ với 6 người, Thái Lan và Singapore lần lượt có 5 và 4 người.

Hàn Quốc, Úc, Philippines và Indonesia mỗi nước có 3 người. Nhật Bản và Việt Nam mỗi quốc gia có 2 người. Các nước còn lại là Malaysia, Đài Loan, Myanmar, Mông Cổ và New Zealand có một sếp nữ trong danh sách này.

PV - Theo Diễn đàn đầu tư


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Hai nữ doanh nhân Việt lọt top quyền lực nhất châu Á

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc