'Nữ tướng' Mai Thanh - bí mật xây dựng một REE cuốn hút & sexy |
Viết bởi Kim Cúc |
Thứ năm, 19/06/2014, 13:58 GMT+7 |
Không lo sợ doanh nghiệp bị thâu tóm khi nới room, bà Mai Thanh đang xây dựng một REE attractive (cuốn hút) và sexy (hấp dẫn); bà muốn REE là một công ty Việt Nam. Tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức) 1982. Có hơn 25 năm lãnh đạo công ty, đến giờ bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần cơ điện lạnh (Ree Corp.) vẫn luôn đam mê kinh doanh và đặt ra nhiều thách thức cho đội ngũ của mình. Nói đến bà, người ta biết được bà là người chèo lái Ree Corp. trở thành một trong những công ty đầu tiên thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Tổng giám đốc CTCP Cơ điện lạnh (REE). Theo bà, tại sao REE hấp dẫn và luôn hết room ngoại như vậy? Thực ra, REE chỉ hấp dẫn với các nhà đầu tư thích nghề của REE thôi – hạ tầng điện nước, ngành có liên quan đến cơ điện lạnh và bất động sản. Thực sự chúng tôi muốn xây dựng REE là một công ty “attractive” và “sexy” (cuốn hút và hấp dẫn - PV). Tôi nghĩ rằng, chúng tôi muốn lựa chọn các nhà đầu tư có thể đóng góp và làm nên điều đó – xây dựng một công ty "attractive" và "sexy". Chính vì vậy, chúng tôi không quan tâm lắm đến thông tin mở room cho khối ngoại. Nhưng chúng tôi rất cởi mở, nếu chúng tôi gặp được nhà đầu tư cùng có một tầm nhìn, và suy nghĩ về điều đó chúng tôi sẵn sàng lựa chọn. Trong một năm trở lại đây, câu chuyện nới room làm cho người ta nô nức. Nhưng sự nô nức đó rồi sẽ hết nếu công ty không hấp dẫn, đối tác không góp phần quản trị, góp phần mở rộng thị phần…. Vì vậy, chúng tôi luôn nghĩ làm thế nào để công ty tốt hơn, và chào đón những nhà đầu tư cùng REE làm nên điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy rằng việc cởi mở như vậy, doanh nghiệp có khả năng sẽ trở thành doanh nghiệp nước ngoài (theo quy định về tỷ lệ sở hữu). Điều này khiến chúng tôi lo lắng, chúng tôi muốn REE là một công ty Việt Nam, chúng tôi không muốn REE trở thành công ty nước ngoài. Là doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi có niềm tự hào của mình. Với việc nới room, xu thế trong tương lai tỷ lệ sở hữu có thể lên đến 100% bởi những cam kết với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam gia nhập và sẽ gia nhập. Xu hướng hội nhập không thể ngăn cản được. Chúng ta không thể ngăn cản trào lưu – xu thế khối ngoại sở hữu doanh nghiệp 100%. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách riêng của mình. Vì vậy, tôi muốn nếu có chuyện nới room, chúng ta nên trao quyền lại cho doanh nghiệp quyết định – mở hay không mở, mở như thế nào; và chúng tôi muốn khuôn khổ pháp lý hoàn thiện trước khi room mở ra. Liệu việc nới room có thể dẫn đến chuyện công ty sau một thời gian công ty sẽ trở thành công ty con của một Tập đoàn nước ngoài không? Nếu có, bà có vui vẻ chấp nhận không? Nói về khía cạnh thâu tóm, tôi không có gì lo. Tất nhiên, người ta bỏ tiền đầu tư vào công ty, người ta muốn làm cho công ty đó tốt lên. Tôi mong sắp tới đây khi luật Doanh nghiệp sửa đổi, ngành nghề nào cấm sẽ được quy định rõ, doanh nghiệp đương nhiên được làm/kinh doanh những ngành nghề không cấm. Thêm nữa một vấn đề đặt ra là ai sợ thâu tóm và mình sợ ai thâu tóm. Có thể ban điều hành sợ thâu tóm sẽ làm mất đi vị trí điều hành của mình. Ban điều hành có thể điều hành công ty hiệu quả, đáp ứng được mong mỏi của cổ đông, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Điều quan trọng là cái nhìn của nhà đầu tư chiến với ban điều hành phù hợp nhau sẽ đưa công ty đi lên. Làm sao để điều hòa được các mối quan hệ giữa ban điều hành với các nhóm cổ đông/nhà đầu tư có mục tiêu đầu tư khác nhau. Tôi luôn đặt ra câu hỏi mình có sợ ai thâu tóm không? Ai sẽ thâu tóm mình? Tại sao mình lại không phải là một trong những người thâu tóm họ. Tôi nghĩ, mỗi người nên biết thế mạnh của mình ở đâu, xây dựng những giá trị nào đó để có quyền kiêu hãnh. Biên Thùy Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|