top-banner-2

Thứ năm, 14/09/2023, 14:53 GMT+7

NTK Võ Việt Chung tổ chức Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam để tôn vinh các làng nghề Lụa truyền thống

Viết bởi Hà Phương   
Thứ năm, 14/09/2023, 14:53 GMT+7

Tại lễ kỷ niệm 10 năm Hoa hậu Đại Dương, Nhà thiết kế Võ Việt Chung công bố đã đăng ký bản quyền 3 cuộc thi nhan sắc nữa là Hoa hậu Lụa - Di sản Việt Nam, Hoa hậu Hành tinh xanh Việt Nam, Hoa hậu Ngọc trai Việt Nam.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-3

Sau 10 năm gầy dựng Hoa hậu Đại Dương Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam được xem như một lễ hội tôn vinh các làng nghề Lụa truyền thống của Việt Nam nói riêng và sau này là các làng nghề truyền thống các quốc gia trên thế giới nói chung (Tiếp theo của Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam sẽ là Hoa hậu Lụa Di sản Thế giới trong tương lai), cuộc thi dự kiến tổ chức từ nay đến năm 2025.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-1

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-2

Thí sinh của Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 gây chú ý khi sải bước trên sàn diễn.

Tôn vinh các làng nghề Lụa truyền thống của Việt Nam

Khi nhắc đên Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam – Hoa hậu Lụa Di sản Thế giới mọi người sẽ nghĩ đến con đường Tơ Lụa - Sự khởi đầu cho nền văn minh hiện đại đầu tiên của thế giới. Con đường Tơ Lụa – Hành trình Di sản của thế giới suốt hơn 1.500 năm chiều dài lịch sử, con đường Tơ Lụa vĩ đại là con đường thông thương quan trọng nhất của nhân loại thời cổ đại. Nhờ có nó mà hai nền văn minh Đông, Tây đã được kết nối và phát triển rực rỡ, để lại rất nhiều thành tựu, công trình kiến trúc và nhiều di sản văn hoá cho chúng ta chiêm ngưỡng ngày hôm nay.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-4

Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam sẽ là nơi diễn ra sự kết nối giao thoa các mặt hàng đặc trưng của từng vùng miền, nơi các doanh nghiệp sẽ tìm đến trong tương lai để quảng bá hình ảnh sản phẩm thương mại, văn hoá vùng miền, danh lam thắng cảnh ra thế giới, nơi bắt nguồn của những buổi chợ phiên và cả những sự kiện giới thiệu bộ sưu tập mới của các nhà thiết kế trong nước và quốc tế… Quảng bá những bộ sưu tập bằng Lụa Việt Nam và Thế giới.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-15

Fashion show “Blue Ocean” diễn ra thành công cũng góp phần khiến chung kết Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 trở nên hấp dẫn và đáng mong đợi hơn bao giờ hết.

So với các cuộc thi sắc đẹp đã từng có trong nước và quốc tế suốt gần 1 thế kỷ qua, thông thường, những cuộc thi hoa hậu đều mang đậm tính chất giải trí, ít có cuộc thi nào mang hơi hướng dân tộc, đề cao hình ảnh dân dã, nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Cuộc thi Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam hoàn toàn có hướng đi riêng không trộn lẫn vào đâu và có ý nghĩa cũng như một sứ mệnh hoàn toàn mới lạ, ý nghĩa cho đất nước và cả thế giới. Giới thiệu, giữ gìn cũng như quảng bá nghề dệt lụa truyền thống, những làng nghề, món ăn ngon của các vùng miền, danh lam thắng cảnh, văn hoá con người cũng như di sản quốc gia.

Điều đặc biệt nhất trong cuộc thi này, lần đầu tiên Hoa hậu sẽ đội khăn đóng và một chiếc áo choàng lụa gợi lại hình ảnh Nam Phương hoàng hậu lúc sinh thời được tấn phong ngôi vị hoàng hậu thay cho chiếc vương miệng thường thấy trong những cuộc thi sắc đẹp khác. Cuộc thi đề cao trách nhiệm cho hoa hậu sau khi đăng quang sẽ là đại sứ quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra khắp thế giới, Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam 2024 sẽ là đại sứ hình ảnh và giới thiệu tất cả di sản văn hoá vùng miền với bạn bè trên thế giới.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-8

Hướng đến lợi ích

Trải qua bao nhiêu năm, các thành phố khác đã phát triển theo hướng công nghiệp. Nhưng phố cổ Hội An may mắn vẫn giữ nguyên vẹn các di tích, danh lam thắng cảnh và văn hoá đặc trưng của mình. Khi đến khảo sát tại Hội An, Nhà sáng lập Hoa hậu Lụa Di Sản Việt Nam – Ông Võ Việt Chung trăn trở nếu kết hợp những cái có sẵn ở Hội An làm sao phát triển được nhưng vẫn giữ được những hình ảnh phố cổ được UNESCO công nhận, không phá đi di sản thiên liêng, văn hoá con người Hội An từ bao đời nay là điều tuyệt vời nhất.

Có một điều NTK Võ Việt Chung trăn trở trong suốt 10 năm qua sau những lần khảo sát tại Hội An nói riêng và miền Trung nói chung thì thật sự đây là một vấn đề thiếu sót chúng ta đã bỏ quên mấy thập niên để phát triển một ngành du lịch lớn mạnh cho cộng đồng cũng như quốc gia ngoài những danh lam thắng cảnh để phát triển thì chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chúng ta cần đi sâu và chi tiết cụ thể hơn ví dụ: như những làng nghề truyền thống như làng dệt lụa tơ tằm, tơ sen, làng sản xuất trầm nón lá, làng Mộc Kim Bồng, làng đúc đồng, làng gốm, làng thêu,… ;những làng nghề truyền thống cần được lưu giữ và bảo tồn ở Xứ Đàng Trong và những vùng miền khác trải dài trên đất nước Việt Nam.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-10hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-12

Cũng suốt những năm qua tại Hội An đã diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống như Lễ vía Bà Thu Bồn, Lễ hội Cầu Bông, Lễ Vu Lan, Lễ hội áo dài, đó là những chương trình rất hiệu quả về quảng bá hình ảnh và con người Hội An. Nhưng có một điều mà chúng ta đã bỏ qua đó là yếu tố quang trọng như điều mà các chương trình lễ hội chưa từng làm khi các làng nghề địa phương có mặt tại các lễ hội hằng năm trước mắt thì đạt hiệu quả tạm thời nhưng sau khi kết thúc chương trình lại mất đi hình ảnh của chương trình đó.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-13

NTK Võ Việt Chung có gần 30 năm kinh nghiệm trong việc tổ chức các chương trình lễ hội thời trang, gìn giữ các giá trị cốt lõi trong các chất liệu truyền thống đưa lên các sàn diễn và trưng bày quốc tế, giao lưu văn hoá trong nước và quốc tế, tôi nhận thấy nếu chương trình có những hình ảnh liên quan tiếp theo hay các đại sứ để quảng bá hình ảnh thì đó là một điều tuyệt vời. Vì đại sứ của những lễ hội đó có sứ mệnh quảng bá những hình ảnh địa phương, hay hình ảnh trên các Catolo tập chí mang ra quảng bá rộng rãi với các nước trên thế giới.

hoa-hau-lua-di-san-viet-nam-ton-vinh-cac-lang-nghe-lua-truyen-thong-cua-viet-nam-wshowbiz-11

 Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam 

Tên gọi, mục đích và ý nghĩa

Tên gọi

- Tiếng Việt: HOA HẬU LỤA DI SẢN VIỆT NAM 2024

- Tiếng Anh: MISS VIETNAM SILIK HERITAGE 2024

Đơn vị tổ chức

Đơn vị tổ chức: Công ty TNHH SILK FASHION WORLD

Công ty TNHH Silk Fashion World là đơn vị chủ trì và thành phố Hội An là đơn vị phối hợp, đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam 2024.
Thí sinh tham gia Hoa hậu Lụa - Di sản Việt Nam 2024 sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố của những người đẹp, có tri thức và am hiểu các vấn đề về văn hoá, ẩm thực, ngành nghề truyền thống Việt Nam,…

*Theo Ấn phẩm Kết nối Doanh nhân



Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

NTK Võ Việt Chung tổ chức Hoa hậu Lụa Di sản Việt Nam để tôn vinh các làng nghề Lụa truyền thống

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc