Những người Việt tìm thấy cơ hội ở thung lũng Silicon |
Viết bởi An An |
Thứ năm, 13/08/2015, 10:45 GMT+7 |
Dân số người Việt sinh sống tại California đã lên tới 600 nghìn và có khoảng 1,5 triệu người trải khắp nước Mỹ. Trong chương trình Road Trip 2015 của CNET, phóng viên đã tìm đến San Jose, California và có cuộc trò chuyện với những người Mỹ gốc Việt, những người đã phải trải qua một hành trình dài để có được ngày hôm nay. Tất cả bắt đầu từ một chuyến đi không được báo trước. Bố mẹ của Thi Tran – một trong số những nhân vật của câu chuyện đã đánh thức con mình thức dậy vào một buổi tinh mơ tháng tư. Không một lời giải thích, họ đưa hai con trai và bà nội ra khỏi nội độ thành phố Hồ Chí Minh, lên tàu cùng với 100 người khác. Nơi đó không có nước uống, cũng chẳng có thức ăn. 6 tháng sau, ba người họ đã tới California để đoàn tụ với người thân. Năm 1986, Tran gặp lại bố mẹ sau 11 năm xa cách. Bố mẹ của Tran đã quyết định ở lại Việt Nam và muốn con trai mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Mỹ, cho dù điều đó có nghĩa gia đình sẽ phải xa cách. Anh kể rằng mẹ anh đã khóc, còn anh thậm chí không thể nhận ra bố mẹ của mình. Giờ đây, cậu bé Tran ngày nào đã trở thành CEO và là đồng sáng lập của Munchery, một công ty quản lý các ứng dụng giao đồ ăn. Anh mặc quần jeans, trông chẳng khác gì những kĩ sư đầy đam mê với công ty của mình, và cũng giống hệt như những CEO khác tại thung lũng Silicon. Là một trong 1,5 triệu người Việt Nam rời Tổ quốc sau sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, Tran và anh trai được bố mẹ định hướng để có thể tiếp cận nền giáo dục tiên tiến. Anh trai của Tran hiện đang là Giáo sư tại đại học Johns Hopkins. Còn anh, giống như hàng ngàn người Việt khác, đã tìm thấy công việc và cuộc sống của mình tại Silicon với Atari, Intel hay IBM. Sớm thu hút các nhà đầu tư với 28 triệu USD, Tran bắt đầu xây công ty của chính mình. Hien Do, hiện đang là nhà xã hội học tại trường đại học San Jose cho hay “Thế hệ trước đã tạo dựng nền móng xã hội cho những người trẻ đi theo”. Thật khó có thể đánh giá mức độ thành công của người gốc Việt trong lĩnh vực công nghệ so với những người da trắng. Tuy nhiên, người châu Á nói chung, theo như các báo cáo của 11 công ty được đề cập trong Thời báo phố Wall, đang dần ảnh hưởng đến nền công nghiệp này cho dù họ là thiểu số. Con đường đến San Jose Dân số người Việt sinh sống tại California đã lên tới 600 nghìn và có khoảng 1,5 triệu người trải khắp nước Mỹ. Từ những ngày đầu, vùng phía nam California và thung lũng Silicon đón nhận những người nhập cư. Những người này thực sự là một giải pháp cho nhu cầu lớn về nhân sự trong ngành công nghệ . Họ tìm thấy cơ hội trong các nhà máy lắp ráp, nơi mà bất đồng ngôn ngữ không phải là vấn đề quá lớn. Ngày nay, số lượng người Việt làm việc trong lĩnh vực sản xuất nhiều hơn bất cứ ngành nghề nào khác với con số là 19% ( theo như thống kê của BOLS), bên cạnh đó là những ngành về dịch vụ cá nhân hay làm đẹp. Hàng năm, người Việt làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, quản lý và thậm chí là CEO ngày càng tăng. “Đây thực sự là một cơ hội lớn cho họ, không có gì là không thể” – bà Nancy Avila, chủ tịch phòng thương mại của những người Mỹ gốc Việt tại thung lũng Silicon cho hay. Kinh doanh từ những rủi ro Khoảng 1 dặm thẳng từ trung tâm San Jose, nằm giữa Coyote Creek và đường cao tốc số 1 là một tấm banner “Litte Saigon” lấp ló qua những cột đèn đường. Nơi đó, bên cạnh cửa hàng Vinh Quang kinh doanh nhân sâm và thảo dược, là những người đàn ông lặng lẽ bên ván cờ tướng cùng với điếu thuốc. Không khó để tìm ra những gia đình tiểu thương ở quanh đây: cửa hàng bánh mì, nhà hàng, shop trang sức, salon làm đẹp, tiệm bánh trà, quán massage hay một vài quầy thuốc. “Little Saigon” là cộng đồng văn hóa, lớn mạnh qua từng thời kì và trở thành chỗ dựa tinh thần cho những người muốn lập nghiệp. Cách khu phố khoảng 10 phút đi bộ, tôi tìm đến Phòng thương mại của người Mỹ gốc Việt tại thung lũng Silicon. Ngày tôi đến đây, 4 người Việt thân thiện đón tiếp tôi. Họ hiện đang kinh doanh với rất nhiều khách hàng ở San Jose. “Đây là nước Mỹ và bạn có thể bắt đầu từ con số 0” – Alan Nguyen, chủ tịch của Bridgepoint Vietnamese Foundation, công ty chuyên xây dựng nhà cho những người có thu nhập thấp cho biết. Nick Nguyen, phó trưởng dự án chiến lược sản phẩm của Mozilla, tìm thấy cơ hội của mình trong những rủi ro. Nguyen vốn đã bán thành công một phần mềm phát triển (tiền thân của Firefox) cho Walmart Labs và trở thành giám đốc mảng điện thoại vào năm 2013 sau quy trình sáp nhập. Giải thích về lý do từ bỏ công việc và bắt đầu khởi nghiệp, Nguyen cho hay: “Bố mẹ tôi luôn khuyến khích con cái tự quyết định, họ hiểu rằng tôi phải làm chủ định mệnh chính mình và ủng hộ tôi cho dù họ nghĩ điên rồ đến mức nào”. Nhiều gia đình Việt Nam tin rằng văn hóa truyền thống của châu Á sẽ không bị mờ nhạt cho dù họ sống và làm việc tại môi trường như thung lũng Silicon. Họ coi đó là cơ hội và đón nhận nó. “Có rất nhiều cánh cửa mở ra và những người Việt thực sự đang cố gắng rất nhiều”- Phi Nguyen, CEO và nhà sáng lập công ty start-up MIBA Medical. Quay trở lại với nhân vật đầu tiên trong câu chuyện, Tran đã không làm bố mẹ mình thất vọng khi đạt được thành tích học tập rất tốt. Anh có bằng cử nhân và thạc sỹ kỹ thuật và khoa học công nghệ của MIT. Sau khi ra trường và bận rộn với công việc, bỗng một ngày anh nảy ra câu hỏi “Mình sẽ ăn gì cho bữa tối nay?”. Khi nhận thấy đó là một vấn đề thực sự, Tran đã từ bỏ công việc kĩ sư phần mềm vào năm 2011 và bắt đầu thực hiện một kế hoạch mà cho đến giờ anh vẫn cho đó chưa phải là điều điên rồ nhất cuộc đời mình – Munchery. Theo ttvn.vn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|