top-banner-2

Thứ ba, 23/06/2015, 08:58 GMT+7

George Soros: Trong đầu tư, hãy im lặng mà làm

Viết bởi An An   
Thứ ba, 23/06/2015, 08:58 GMT+7

Lý do khiến Soros hành động thận trọng là nếu người khác phát hiện ra những gì ông đang làm, họ sẽ đổ vào thị trường, kéo theo giá cả sẽ thay đổi và có thể trở nên bất lợi.

trong-kinh-doanh-hay-im-lang-ma-lam

Những nhà đầu tư bậc thầy, hầu như hoặc rất ít khi nói với bất kỳ ai về những việc họ đang làm. George Soros là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng là khôn ngoan nhất thế giới. Một phần đến từ việc ông luôn kín như bưng những gì ông sẽ làm.

Vốn là một người kín đáo, Soros muốn thông tin về công ty của mình càng ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng tốt. Tháng 6/ 1981, khi ảnh của ông được đăng trên tạp chí Institutional Investor cùng với lời mô tả là “có nét bí ẩn như một chuyên gia ảo thuật, một người cô độc không bao giờ để lộ hành tung, thậm chí còn giữ khoảng cách với các cộng tác của mình.”

Đội ngũ nhân viên của Soros bị nghiêm cấm tiết lộ với báo giới bất cứ thông tin gì nếu chưa được ông cho phép. Kết quả là không mấy người biết về những việc làm của Soros trên thị trường tiền tệ. Chỉ đến khi mọi việc đâu vào đấy, khi ảo thuật gia Soros đã hoàn thành xong phần trình diễn và buộc phải ló mặt, thì trò chơi đã kết thúc.

Soros không muốn bất kỳ ai nghe về dự định tương lai của mình. Ông nói: “Bạn đang giao dịch với một thị trường, thế nên bạn phải giấu tên tuổi của mình”. Và ông sẽ lẳng lặng mà thực hiện từ việc mua vào, giữ lại hay bán non cổ phiếu nào.

Phi vụ nổi tiếng, phá sập ngân hàng Anh là một trường hợp tiêu biểu. Dự đoán đồng bảng Anh sẽ mất giá, Soros đã bán non 7 tỷ đô la bằng đồng bảng Anh. Sở dĩ có thể thực hiện một giao dịch khổng lồ như vậy, là do thói quen im lặng mà đầu cơ.

Nếu có nhiều người biết đến, chắc chắn họ cũng nhảy vào như ông kéo theo giá cả tăng hoặc phần thưởng sẽ bị chia nhỏ ra. Dù thế nào thì kết quả cũng đều tệ. Vì vậy, Soros giữ bí mật mọi việc và khi ngày thứ tư đen tối đến, ông kiếm được khoản lợi nhuận 2 tỷ đô la, trong khi Ngân hàng Anh điêu đứng vì thua lỗ.

Vì vậy, lý do khiến Soros hành động thận trọng là nếu người khác phát hiện ra những gì ông đang làm, họ sẽ đổ vào thị trường, kéo theo giá cả sẽ thay đổi và có thể trở nên bất lợi. Tác hại của việc phổ biến thông tin có thể còn nặng hơn đối với những giao dịch mua bán lớn.

Nhưng kể từ khi nổi tiếng với phi vụ tiền tệ làm chao đảo hệ thống ngân hàng nước Anh và từ đó được biết đến nhiều hơn với biệt danh “người phá sập Ngân hàng Anh”, Soros bắt đầu một cách thường xuyên bị người khác dò hỏi về quan điểm đầu tư. Tuy vậy, những ý tưởng và khám phá hái ra tiền luôn là quyền sở hữu độc quyền mà Soros không muốn chia sẽ.

Có thể thấy được cơ hội trong khó khăn là đặc điểm vẽ lên bức chân dung một nhà đầu tư khôn ngoan như Soros. Tận dụng vai trò người nổi tiếng mà ông bị đẩy vào, Soros có thể tiếp cận và nói chuyện với nhiều nhân vật thành công khác như các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà môi giới và nhà quản lý tại các công ty lớn.

Ông làm vậy để có thể biết thêm thông tin từ thị trường, nhưng lại không hỏi quan điểm của họ vì ông đã có ý kiến riêng.

Như tại một bữa tiệc tối, có vị khách đã tiến gần lại Soros và hỏi xin lời khuyên để đầu tư. Bầu không khí bắt đầu thay đổi, trong chớp mắt, Soros trở nên lãnh đạm. Ông hỏi người khách: “Anh có bao nhiêu tiền”.

Người khách bắt đầu cảm thấy không thoải mái trước một câu hỏi thiếu tế nhị như thế nên đã lảng tránh trả lời bằng cách hỏi ngược lại Soros: “Thế ông có bao nhiêu”.

Soros lạnh lùng đáp: “À đó là chuyện của tôi. Nhưng tôi không bao giờ hỏi ông rằng tôi nên làm gì với chúng”.

Theo ttvn.vn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

George Soros: Trong đầu tư, hãy im lặng mà làm

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc