Chia sẻ kinh nghiệm trong giai đoạn mới |
Thứ sáu, 23/11/2012, 14:48 GMT+7 | |
Vào những năm 1920, một nhóm các nhà phân tích của Lực lượng hàng không Mỹ đóng quân bên ngoài Daylon, Ohio, đang theo đuổi một xu hướng đầy hấp dẫn. Wright-Patterson AFB, nơi họ làm việc, là một trung tâm sản xuất một lượng lớn những mô hình máy bay kiểu Thế chiến thứ nhất – bao gồm cả chiếc Curtiss “Jenny” 90 mã lực mà một thế hệ của những kẻ liều lĩnh lang thang đã làm cho nó trở nên nổi tiếng sau Thế chiến.
Kiểm tra dữ liệu sản suất của chiếc Jenny và các máy bay khác, những nhà quản trị sản xuất này phát hiện ra lượng thời gian để sản xuất ra một chiếc máy bay đã giảm đi một tỉ lệ nhất định khi lượng máy may được sản xuất ra tăng lên gấp đôi. Một biến của đường học hỏi đã thực sự được miêu tả lần đầu tiên bởi Hermann Ebbinghaus, một nhà tâm lý học người Đức, vào thế kỷ XIX, người đã tập trung vào nghiên cứu khoảng thời gian cần thiết để ghi nhớ những ký tự vô nghĩa. Tuy nhiên, những phân tích của Lực lượng hàng không vẫn được biết đến như là nỗ lực đầu tiên áp dụng khái niệm này vào hoạt động thương mại. Những năm tiếp sau, các nhà phân tích khác đã xác định những sản phẩm như những chất bán dẫn mà dường như đều tuân theo một mẫu tương tự.
Khoảng 40 năm sau, Bruce Henderson, một nhà chiến lược kinh doanh và là nhà sáng lập Nhóm tư vấn Boston (Boston Consulting Group - BCG), đã nỗ lực để định lượng một cách có hệ thống mối quan hệ này thông qua một số lượng lớn những loại sản phẩm, bao gồm có bia và giấy vệ sinh cũng như máy móc và các bộ phận máy móc công nghiệp. Mối quan hệ đã chứng minh sự nhất quán một cách xuất sắc, mặc dù tỉ lệ cụ thể của việc cải thiện sản xuất có dao động, biến đổi trong khoảng 10% đến 30% chi phí giảm đi khi tăng sản lượng lên gấp đôi. Đặt tên lại cho khái niệm này là “Đường kinh nghiệm”, BCG đã làm rõ những hàm ý rộng của mối quan hệ này đối với chiến lược kinh doanh, bao gồm cả tầm quan trọng kinh tế của thị phần và cơ hội để xây dựng các danh mục cân đối trong các hoạt động kinh doanh để đem lại tác dụng đòn bẩy hiệu quả hơn đối với nền kinh tế của đường kinh nghiệm. Ý tưởng đã trở nên phổ biến nhanh chóng trong các tổ chức lớn đang chiếm lĩnh nền kinh tế đẩy của thế kỷ XXI hiện nay. Hiệu suất theo quy mô đã sớm trở thành một thứ tôn giáo tồn tại lâu đời, với đường kinh nghiệm như là tín điều của nó. Đường kinh nghiệm đơn giản và đầy sức mạnh. Nhưng nó cũng có một vấn đề. Mọi đường kinh nghiệm cuối cùng đều trở thành đường doanh thu giảm dần. Càng nhiều kinh nghiệm được tích tụ lại trong một ngành cụ thể, càng phải mất nghiều thời gian để sản lượng tăng lên. Từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo tổ chức thời kỳ đó, điều này không có gì đáng lo ngại đặc biệt. Trên thực tế, nó có một ảnh hưởng nhượng bộ. Ngành sản xuất càng trưởng thành, càng khó để những thành viên mới tham gia vào nó. Ảnh hưởng kinh nghiệm dẫn tới sự ổn định. Các nhà lãnh đạo tổ chức có thể giữ vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp an toàn bằng việc liên tục tăng trưởng, liên tục giảm chi phí, và đứng vững ở trục tăng cường phát triển. Đối với các cá nhân, họ phải hội nhập vào các tổ chức và thích nghi với những đòi hỏi của các hệ thống sản xuất đẩy nếu họ muốn thành công. Thành công cá nhân đi kèm với thành công của tổ chức nhưng chỉ khi cá nhân đó đóng một vai trò tuân thủ nghiêm ngặt theo kịch bản giống như một bánh răng (thường là nhỏ bé) trong cả một cỗ máy khổng lồ. Người đàn ông trong bộ vét vải flanen màu xám và người công nhân liên đoàn mong được nghỉ hưu sớm đã trở thành những hình mẫu cho sự thành công. Nghỉ hưu, khi mà cuối cùng cái ngày đó cũng đến, thì được tổ chức với món quà là một chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng, một biểu tượng phù hợp cho hàng thập kỷ làm việc ảm đạm. Chúng tôi đã từng tranh cãi rằng nền kinh tế đẩy đang nhường chỗ cho nền kinh tế kéo như là một bước chuyển lớn khiến mọi thứ trở nên khó dự đoán hơn. Liệu bước chuyển lớn này có phải đang tạo ra những cơ hội để xác định lại đường cong sản xuất và chuyển từ đường cong doanh thu giảm dần sang đường doanh thu tăng dần hay không? Liệu đường kinh nghiệm có thể trở nên ngày càng kém phù hợp hơn trong việc mô tả cách các doanh nghiệp lãnh đạo thị trường đang tạo ra giá trị? (Theo MinhPhương//John Hagel III, John Seely Brown và Lang Davison//TuanVN) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|