top-banner-2

Thứ năm, 01/12/2022, 15:51 GMT+7

90% con học kém là do sai lầm của cha mẹ

Viết bởi ducanh   
Thứ năm, 01/12/2022, 15:51 GMT+7

Đây là sai lầm mà không ít phụ huynh mắc phải.

90-con-hoc-kem-la-do-sai-lam-cua-cha-me

Có nhiều phụ huynh mắc sai lầm trong việc giáo dục con cái. Họ nghĩ rằng chỉ cần cho con vào trường tốt, lớp chất lượng cao là con có thể học giỏi. Cha mẹ thường trọng "trường chuyên, lớp chọn", cơ sở vật chất hiện đại nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh còn bắt con học ngày học đêm. Không ít cha mẹ quan tâm sát sao tới điểm số của con, thậm chí là nhắn tin trao đổi với giáo viên từng ngày, từng tuần. Chỉ cần nghe con trình bày bị điểm kém do bài khó, do cô giảng không kỹ là cha mẹ bực tức, quát tháo ầm ĩ. Và kết quả là những đứa trẻ này càng học càng đuối, điểm số không cải thiện.

Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân khiến những đứa trẻ học kém là luôn bị cha mẹ thúc ép, quát mắng. "Con phải đạt điểm giỏi trong kỳ thi tới!", "Sao con còn chưa chịu ngồi vào bàn học", "Cha/mẹ sẽ đăng ký cho con đi học thêm",… Sự quan tâm của cha mẹ đôi khi là nỗi ám ảnh đối với trẻ, khiến trẻ rơi vào áp lực, Khi tinh thần mệt mỏi, trẻ không thể học tốt được.

90% con học kém là do nguyên nhân này, tiếc rằng nhiều cha mẹ không nhận ra - Ảnh 1.

Cha mẹ càng thúc ép sẽ chỉ khiến đứa trẻ càng học kém đi. (Ảnh minh họa)

CÁCH GIÚP CON CẢI THIỆN ĐIỂM SỐ TRONG THỜI GIAN NGẮN NHẤT

1. Chấp nhận khả năng thật của con

Nhiều cha mẹ thường đặt kỳ vọng vào con quá lớn như: "Con phải đứng nhất lớp", "Con không được lọt khỏi top 3 của lớp",… Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ phát triển theo một tốc độ khác nhau. Việc cha mẹ so sánh khả năng của con mình với đứa trẻ khác chỉ khiến con cảm thấy căng thẳng, mặc cảm. Trẻ sẽ luôn lo sợ mình không đáp ứng được mong đợi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.

Việc cha mẹ cần làm là cùng con xây dựng những mục tiêu vừa sức, không nên áp đặt con. Đồng thời, nếu trẻ tỏ ra có năng khiếu ở môn nào đó như hội họa, thể thao,… thì cha mẹ nên tạo điều kiện để con được phát triển theo năng lực. Nếu được chọn lựa, trẻ sẽ nỗ lực hơn để thực hiện điều mà trẻ thích thú, dưới sự hỗ trợ của cha mẹ.

2. Lắng nghe con chia sẻ

Có bao giờ cha mẹ thủ thỉ tâm sự với con rằng vì sao con sợ bài tập về nhà, vì sao con không muốn đến trường hay lý do con bị điểm kém,… Có thể phía sau sự ương ngạnh là rất nhiều nguyên nhân như: Trẻ bị bạn học bắt nạt, kiến thức môn học khó hiểu, thầy cô giao quá nhiều bài tập về nhà,…

Cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện để hiểu những vướng mắc con gặp phải. Từ đó có biện pháp hỗ trợ con tốt hơn, giúp con nâng cao điểm số.

90% con học kém là do nguyên nhân này, tiếc rằng nhiều cha mẹ không nhận ra - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. Dành cho con lời khen ngợi đúng lúc

Khen ngợi cũng là một cách để động viên con học nhưng cần có chừng mực và đúng cách. Bởi trẻ sẽ không tin mãi những câu "giỏi lắm" hoặc "tốt lắm". Nếu ngày nào cha mẹ cũng lặp lại những câu khen ngợi đó thì trẻ sẽ biết rằng cha mẹ không thực sự quan tâm đến chuyện học hành của trẻ.

Vì thế, khi khen ngợi trẻ, cha mẹ nên nói đơn giản nhưng phải cụ thể. Chẳng hạn như: "Mẹ rất thích ý tưởng này trong bài văn của con", "Con khá sáng tạo, thông minh khi tìm ra cách giải toán mới",… Như vậy, trẻ sẽ thấy cha mẹ rất quan tâm đến mình và càng nỗ lực học hơn.

4. Để con có không gian riêng

Trẻ thường tiến bộ rất nhanh nếu được cha mẹ quan tâm và khuyến khích. Tuy nhiên, trẻ cũng cần thời gian để đạt được sự tiến bộ đó. Những câu quát mắng như: "Sao con lại làm vậy?", "Sao con không chịu học?",… chỉ khiến trẻ bị tổn thương.

Ai cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, nghe nhạc hay thậm chí chỉ ngồi và nhìn vào khoảng không trước mặt.

Đến khi năng lượng được phục hồi, chúng ta mới cảm thấy khỏe mạnh, tỉnh táo và sẵn sàng đương đầu với thách thức. Những đứa trẻ cũng như vậy, cũng cần được làm điều mình yêu thích!

theo Úng Hà Chi / cafebiz.vn - 01/12/2022

link nguồn: https://cafebiz.vn/90-con-hoc-kem-la-do-sai-lam-cua-cha-me-176221201082741541.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

90% con học kém là do sai lầm của cha mẹ

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc