top-banner-2

Thứ ba, 23/02/2021, 08:00 GMT+7

Sinh viên mới ra trường nên viết CV thế nào để ghi điểm?

Viết bởi Hà Phương   
Thứ ba, 23/02/2021, 08:00 GMT+7

Ngày nay để tìm được công việc phù hợp và đúng theo mong muốn với sinh viên mới ra trường là điều không hề dễ dàng. Thiếu kinh nghiệm cả trong kỹ năng xin việc khiến cho nhiều bạn liên tục “loay hoay” với các vòng tuyển dụng và thất nghiệp trong thời gian dài.

sinh-vien-moi-ra-truong-nen-viet-cv-the-nao-de-ghi-diem-vanhoadoanhnhan3

Vậy làm thế nào để viết CV ghi điểm với nhà tuyển dụng, là câu hỏi mà hầu như sinh viên nào cũng vướng mắc. Dưới đây là 4 lưu ý khi viết CV dành cho sinh viên mới ra trường, hy vọng sẽ giúp bạn sớm có được công việc mơ ước.

Cá nhân hóa CV ứng tuyển 

Bạn hãy hình dung CV là bức tranh sinh động nhưng cụ thể về con người, về giá trị cốt lõi, về phẩm chất, năng lực của bạn… để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn trong rất nhiều CV ứng tuyển. Vì thế, bạn đừng nghĩ CV là văn bản khuôn mẫu và thô cứng. Nếu muốn thu hút nhà tuyển dụng, hãy sinh động hóa CV của bạn từ cách trình bày, từ ngôn từ tới hình ảnh ấn tượng và riêng biệt. 

Có thể thay vì những thành tích, bằng cấp, bạn hãy nói về mục tiêu của bạn, từ mục tiêu ngắn hạn đến mục tiêu dài hạn, cho thấy sự quyết tâm và lộ trình rõ ràng từ học tập tới làm việc qua từng thời gian. Có thể vẫn là thông tin cá nhân, kỹ năng, phẩm chất nhưng thay vì những gạch đầu dòng, bạn chọn một cách thể hiện khác mang màu sắc cá nhân… Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bản sắc riêng của bạn, điều đó sẽ khiến CV của bạn nổi bật hơn hẳn các đối thủ khác trong mắt nhà tuyển dụng.

sinh-vien-moi-ra-truong-nen-viet-cv-the-nao-de-ghi-diem-vanhoadoanhnhan3

Để tìm hiểu thêm về cách cá nhân hóa CV ứng tuyển, các mẫu CV trên Vietcv.io sẽ giúp bạn.

Tập trung đưa ra những kỹ năng thuyết phục nhà tuyển dụng 

Kinh nghiệm là điểm yếu đối với sinh viên mới ra trường. Bạn sẽ khó có thể ghi điểm ở mục này nhất là khi so với đối thủ có kinh nghiệm. Nhưng không phải không có kinh nghiệm là bạn không biết viết gì. Khi đó nhà tuyển dụng thường đặc biệt coi trọng những kỹ năng mềm đối với sinh viên mới ra trường. Vì thế, bạn hãy tập trung vào những kỹ năng này để thuyết phục nhà tuyển dụng: từ khả năng sáng tạo tới kỹ năng làm việc nhóm; từ sự chủ động tới sự nhanh nhạy, linh hoạt; từ tinh thần làm việc cao tới sự tự tin trong công việc, giao tiếp…

Bạn có thể viết về những điểm mạnh của mình trong các hoạt động trong nhà trường, các chương trình hội, hè của đoàn trường, các hoạt động ngoại khóa, các công việc trải nghiệm làm thêm trong quá trình học. Trong quá trình học có làm công việc gì cũng có thể ghi vào miễn là có những điểm liên quan với công việc ứng tuyển.  

sinh-vien-moi-ra-truong-nen-viet-cv-the-nao-de-ghi-diem-vanhoadoanhnhan

Tập trung vào những phẩm chất phù hợp với văn hóa doanh nghiệp 

Khi ứng tuyển vào một vị trí, bạn nên hình dung ra đối thủ của bạn là ai để “biết mình, biết ta”, tìm cách khéo léo che đi những khuyết điểm và làm rõ những ưu điểm để nhà tuyển dụng thấy được. Đối thủ của bạn có thể là những ứng viên có kinh nghiệm. Đối thủ của bạn cũng có thể là những sinh viên mới ra trường như bạn, giỏi hơn hoặc kém hơn bạn. Vậy nên điều bạn cần làm là thể hiện bạn là lựa chọn phù hợp nhất. 

Ngày nay các nhà tuyển dụng đặc biệt coi trọng tới yếu tố phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, với đội nhóm mà bạn làm việc. Vì thế, đừng nghĩ qua CV ngắn ngủi, nhà tuyển dụng không đánh giá được bạn là người có phù hợpvới doanh nghiệp hay không. Một lưu ý chia sẻ với bạn là bạn nên nghiên cứu thật kỹ môi trường, văn hóa doanh nghiệp cũng như team mà bạn sẽ làm việc nếu trúng tuyển, từ đó tập trung vào những phẩm chất để nhà tuyển dụng thấy bạn là lựa chọn phù hợp nhất cho vị trí đó.

 Tuân thủ tiêu chuẩn của một email chuyên nghiệp

Không vì muốn nổi bật mà bạn đưa những thông tin thiếu chính xác. Không vì muốn được tuyển dụng mà bạn liệt kê hàng loạt những thành tích, phẩm chất bạn không có và chưa có. Bởi vậy, dù có sáng tạo đến đâu thì bạn vẫn nên tuân thủ tiêu chuẩn của một email chuyên nghiệp. Đó là nội dung phải đúng sự thật, phải chính xác; hình thức phải đảm bảo.

Hãy thể hiện sự trau chuốt, sự coi trọng của bạn tới vị trí tuyển dụng, tôn trọng nhà tuyển dụng bằng một CV không mắc những lỗi về hình thức như lỗi chính tả, dấu câu, hình ảnh. Cấu trúc của một CV cũng cần được trình bày khoa học, rõ ràng và cân đối. Vì thế hãy dành thời gian rà soát thật cẩn thận trước khi gửi email cho nhà tuyển dụng.

Đừng tước đi cơ hội của chính mình bằng những CV nhàm chán và mắc lỗi cơ bản. Dù là sinh viên mới ra trường, bạn cũng đừng tự ti mà hãy trao cho mình thêm nhiều cơ hội sau khi bước ra khỏi cổng trường đại học, bắt đầu bằng cách tạo ra CV xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng và thu hút. Chúc bạn sớm thành công!

                                                                                                       Nguyễn Lý

 * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Sinh viên mới ra trường nên viết CV thế nào để ghi điểm?

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc