top-banner-2

Thứ sáu, 21/08/2015, 08:51 GMT+7

Những kỹ năng lãnh đạo học được từ một người mẹ

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 21/08/2015, 08:51 GMT+7

Đừng cố gắng dạy bảo con mình, đừng chỉ bảo nhân viên phải làm thế này, thế kia. Cứ để họ mắc lỗi, vì họ sẽ học được bài học và có thể làm tốt hơn là cách bạn muốn họ làm. Phẩm chất tốt nhất của người lãnh đạo không phải là sử dụng bộ não của mình, mà là dùng bộ não của người khác…

van-hoa-doanh-nhan-ky-nang-lanh-dao

“Bạn sẽ học kỹ năng lãnh đạo giỏi nhất thế giới từ một người mẹ”, TS Menis Yousry - chuyên gia uy tín trong lĩnh vực phát triển bản thân, tâm lý trị liệu cho cuộc sống gia đình và các mối quan hệ - cho biết tại hội thảo “Lãnh đạo bằng não phải” diễn ra vào ngày 19/8.

“Phong cách lãnh đạo ngày xưa là Ra lệnh. Phong cách lãnh đạo ngày nay là Yêu thương”.

Vậy bạn có thể học những gì từ một người mẹ?

Connect – Kết nối

Người mẹ: Ngay khoảnh khắc đứa trẻ vừa được sinh ra, người kết nối với chúng là người mẹ. Đứa trẻ không hiểu gì, chưa biết nói, não trái chưa phát triển. Chúng chỉ biết cảm nhận mọi thứ. Và người mẹ đã kết nối với đứa trẻ một cách không lời nhưng đầy yêu thương, trìu mến.

Người lãnh đạo: Lãnh đạo là người kết nối. Đừng nói chuyện mà không kết nối với mọi người.

Nếu nói chuyện với 1 người mà người đó không nhìn vào mắt bạn, bạn sẽ thấy cực kỳ thất vọng.

“Nếu không ai kết nối được với bạn, bạn cũng sẽ không kết nối được với bất kỳ ai, và thấy rất khó khăn khi tương tác với mọi người, khó khăn khi kết nối với mọi người trong các mối quan hệ”.

“Khi tương tác, hãy nhìn một người tối thiểu 5 giây trước khi chuyển ánh mắt sang vị trí khác”, TS Menis khuyên nhủ.

Communicate – Giao tiếp

Người mẹ: Sau khi kết nối với người thân, đứa trẻ bắt đầu giao tiếp, trước tiên là bằng tiếng khóc. Khi người kết nối đầu tiên với mình bắt đầu rời xa, đứa trẻ cố gắng ra dấu hiệu cần một cảm giác an toàn.

Người lãnh đạo: Hãy đem lại cho nhân viên cảm giác an toàn.

“Bạn không thể ngồi trong văn phòng và giao tiếp bằng Facebook. Đấy không phải là lãnh đạo. Chúng ta cần tương tác trực tiếp với con người”.

“Khi tương tác trực tiếp với con người, chúng ta mới có thể kích hoạt được cảm xúc của họ. Mọi mối quan hệ đều có một “nút cảm xúc”, khi ấn vào nút ấy và cảm xúc sẽ bùng lên”, ông Menis nói.

Control – Điều hòa cảm xúc

Người mẹ: Nếu cảm thấy an toàn, người mẹ sẽ điều hòa được con mình. Nhưng nếu cảm thấy không an toàn, người mẹ sẽ mua hết đồ chơi cho con, thậm chí mua hết cũng chưa đủ, mua hết cả ipad, điện thoại, trò chơi điện tử... Những đứa trẻ ấy sẽ tự điều phối bản thân từ trò chơi điện tử, và mất đi sự điều hòa về cảm xúc.

Có một câu chuyện kể rằng: Khi con voi còn rất nhỏ, người chủ buộc nó vào cọc nhỏ, và nó vẫn đứng đấy. Khi con voi đã lớn và có thể đi hàng dặm, nếu vẫn buộc nó vào cái cọc nhỏ ấy nó sẽ không đi, mà đứng nguyên ở vị trí cũ. Lập trình của con voi là mình không thể thoát ra khỏi cái cọc này được.

Đấy là cơ chế phản ứng của mình đối với thế giới.

Người lãnh đạo: là người điều khiển người khác, nhưng cũng cần biết cách điều hòa chính bạn. Mọi thứ trong bạn đã lập trình. Cả não phải kết nối từng tế bào trong cơ thể bạn. Mỗi di chuyển, lời nói, nụ cười đều được kết nối với cơ chế đối phó với cuộc đời này.

“Nếu đang ở vị trí lãnh đạo, đôi lúc bạn thấy sợ hãi, thấy nỗi đau. Không sao hết. Bạn không phải cứu thế giới. Thế giới này rất tốt đẹp, không có bạn nó vẫn tốt đẹp”.

“Những gì cần làm là hiện diện, nếu có thể cảm nhận nỗi sợ, bạn sẽ có khả năng điều hòa được nó. Nhưng nếu cố gắng ngăn lại cảm xúc sợ hãi, bạn đã kích hoạt cơ chế đối phó với cuộc sống, và cơ chế này là kiểm soát người khác, chạy trốn khỏi người khác, cảm giác cứu vớt mọi người, hay cảm thấy mình là nạn nhân...”, TS Menis phân tích.

"Bạn bước vào một mối quan hệ và biết rằng bạn không được yêu thương, bạn làm mọi thứ để người đó yêu mình, và cứ cho đi cho đi... Một ngày bạn sẽ cảm thấy tức giận với cả thế giới khi đã cho mọi thứ mà không nhận được lại gì trong mối quan hệ đó. Đấy là cơ chế đối phó với thế giới mà bản thân bạn tự lập trình".

Tiết chế dạy bảo

Người mẹ: Nếu muốn dạy con mình hay bất cứ ai trên thế giới, bạn tự cải thiện mình là được, đừng dạy bảo. Sự hiện diện, ý thức của mình là sự dạy bảo. Con của bạn thể nào cũng sống sót, không có gì xảy ra đâu. Nếu gặp vấn đề thì kiểu gì chúng cũng tự biết giải quyết. Buông sự kiểm soát của bạn đi. Hãy để chúng có cơ hội được giải quyết vấn đề của chúng.

Người lãnh đạo: Nhìn người ta mắc lỗi và đừng làm gì cả, cứ để họ mắc lỗi như thế. Vì có thể họ sẽ làm tốt hơn là cách bạn muốn họ làm. Phẩm chất tốt nhất của người lãnh đạo không phải là sử dụng bộ não của mình, mà là dùng bộ não của người khác.

“Để sáng tạo ra một cái gì đòi hỏi sự đóng góp của hơn một bộ não, cần brainstorm của cả một nhóm. Khi giao tiếp với người khác, nếu kết nối được với người đấy, họ sẽ cho mình cái mình muốn”.

“Còn nếu muốn kiểm soát họ, thì sự sáng tạo sẽ chết”, ông Menis cảnh báo

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Những kỹ năng lãnh đạo học được từ một người mẹ

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc