top-banner-2

Thứ năm, 05/06/2014, 14:19 GMT+7

Một số lưu ý về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Viết bởi Kim Cúc   
Thứ năm, 05/06/2014, 14:19 GMT+7

Khác với chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có nhiều lưu ý mà doanh nghiệp nên để tâm khi tiến hành hoạt động này.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sau đây gọi là Luật SHTT), “chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác”.

Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân thì quyền sở hữu công nghiệp sẽ thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung phải thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự. Chủ sở hữu khi quyết định tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu của mình cho một tổ chức hay cá nhân khác thì cần phải xem xét các vấn đề sau:

Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp của mình trong phạm vi được bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ.

Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ cụ thể. Theo Luật SHTT, nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý nhưng không trở thành chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Do tổ chức, cá nhân này không phải là chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý nên họ không có quyền chuyển nhượng đối tượng này.

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Vì vậy, quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Vì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi là một dấu hiệu (nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc­) và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, khi chủ sở hữu tiến hành chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu thì không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó.

Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, được gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Theo DDDN


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Một số lưu ý về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc