TP.HCM có nên phát triển buýt đường sông? |
Thứ ba, 12/07/2016, 10:06 GMT+7 |
Với hệ thống sông rạch chằng chịt, TP.HCM có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông thủy. Do đó nhiều ý kiến cho rằng thành phố nên phát triển các tuyến buýt đường thủy để giảm tải cho đường bộ. Với hệ thống sông rạch chằng chịt, TP.HCM có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông thủy. Do đó nhiều ý kiến cho rằng thành phố nên phát triển các tuyến buýt đường thủy để giảm tải cho đường bộ. Tại cuộc họp góp ý về việc phát triển vận tải hành khách công cộng TP.HCM đến năm 2025, nhiều ý kiến cho rằng thành phố cần tận dụng lợi thế có hàng ngàn km sông, kênh rạch để phát triển giao thông thủy, cụ thể là buýt đường thủy. Luật sư Trương Thị Hòa cho rằng với một đô thị ven sông nên phát triển thêm loại hình này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân sống ven kênh rạch. Tương tự, kỹ sư Hà Ngọc Trường (Hội Cầu đường cảng TP.HCM) cho rằng cần đưa loại hình giao thông này vào quy hoạch phát triển. Tìm hiểu của phóng viên, năm 2015, UBND thành phố đã phê duyệt dự án đầu tư 2 tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy do Công ty Thường Nhật thực hiện để góp phần giảm tải giao thông đường bộ, tăng khả năng phát triển du lịch đường sông. Theo quy hoạch, thành phố sẽ có 2 tuyến buýt đường thủy, trong đó tuyến thứ nhất (Bạch Đằng - Linh Đông và ngược lại) dài gần 11km; tuyến thứ hai (Bạch Đằng - Lò Gốm và ngược lại) dài 10,3km. Để khai thác các tuyến này, thành phố sẽ nâng cấp, xây dựng nhiều bến dừng để đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông thủy. Dự kiến, tổng mức đầu tư cho 2 dự án khoảng 128 tỷ đồng, hoàn thành vào cuối năm 2016. Ông Lê Hoàng Minh - Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, dự án đang trong quá trình hoàn tất thủ tục chờ UBND thành phố phê duyệt, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BOO: Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng không nên quá kỳ vọng các tuyến đường thủy sẽ giúp giảm ùn tắc đường bộ, thậm chí sẽ không hiệu quả. Thực tế là các tuyến đường thủy đi lại không nhanh bằng đường bộ, không tiện lợi và khó kết nối với các loại hình vận tải khác, chưa kể một số tuyến không đáp ứng yêu cầu do một số công trình cầu vượt sông không đảm bảo kích thước thông thuyền. TS Phạm Sanh cho biết: “Các tuyến này giống như đò dọc, trong khi dọc theo các tuyến sông, rạch đều có đường sá thông suốt, đi lại tiện lợi và nhanh hơn”. Theo ông Sanh, các tuyến đường thủy này nên kết hợp mở các tuyến du lịch sông nước từ trung tâm thành phố lên Củ Chi, có kết nối với các khu vực của Bình Dương sẽ hiệu quả hơn. Theo Danviet Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|