Môi giới bảo hiểm: "Miếng bánh" 5 ngàn tỷ đồng đang nở |
Chủ nhật, 19/05/2013, 10:34 GMT+7 |
Với tốc độ tăng trưởng 15-20%/năm, ngành bảo hiểm đang tạo điều kiện để môi giới bảo hiểm phát triển. Thế nhưng, hiện nay, các doanh nghiệp (DN) kinh doanh môi giới bảo hiểm mới chỉ khai thác được hơn 20% thị trường. 5 ngàn tỷ đồng vẫn ít Quy mô kênh bảo hiểm qua môi giới tại Việt Nam còn rất khiêm tốn Cuối tháng 4, trong chuyến thăm Công ty Gras Savoye Willis Việt Nam (GSWVN) nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, ông Patrick Lucas, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Gras Savoye (Pháp), cho rằng thị trường Việt Nam rất tiềm năng: "GSWVN là một trong những chi nhánh ở nước ngoài của Gras Savoye đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất và là một trong những kinh nghiệm tuyệt vời nhất mà chúng tôi có ở khu vực châu Á". Doanh thu của GSWVN trong năm 2012 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng của GSWVN rất ấn tượng, nhưng xem ra vẫn chưa cân đối với tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm Việt Nam. Môi giới bảo hiểm đã có mặt tại Việt Nam cách đây 20 năm, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng chưa lớn. Báo cáo tổng quan ngành bảo hiểm năm 2012 của Cục Giám sát, Quản lý Bảo hiểm - Bộ Tài chính, cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng ở mức 15-20% mỗi năm. Riêng năm 2012, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt gần 41 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011, trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ xấp xỉ 22,8 ngàn tỷ đồng và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 18,2 ngàn tỷ đồng. Điều đáng nói là năm 2012, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới là 5 ngàn tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2011, chiếm 22,1% tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Thị trường bảo hiểm tăng trưởng ổn định đang giúp cho ngành môi giới bảo hiểm phát triển. Hiện đã có 12 công ty môi giới bảo hiểm trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam nhưng vẫn là một con số ít cho thị trường với 45 công ty bảo hiểm (29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 14 công ty bảo hiểm nhân thọ và hai công ty tái bảo hiểm). 5.000 tỷ đồng Mặc dù hiện nay các giao dịch bảo hiểm qua môi giới chỉ mới chiếm 22% nhưng cơ hội phát triển của ngành này đang mở ra. Bên cạnh các DN có vốn đầu tư nước ngoài, gần đây, một số tập đoàn kinh tế tư nhân và công ty cổ phần đã tìm hiểu hình thức mua bảo hiểm thông qua công ty môi giới chuyên nghiệp. Miếng bánh còn lớn Ông Philippe Robineau, Tổng giám đốc Gras Savoye Willis Việt Nam, cho rằng, còn rất nhiều cơ hội lớn cho ngành môi giới bảo hiểm ở Việt Nam, trong cả hai mảng tư vấn cho các DN lớn của Việt Nam cũng như hỗ trợ các công ty bảo hiểm trong nước và việc thu xếp tái bảo hiểm: "Ở các nền kinh tế phát triển, nhà môi giới luôn cung cấp dịch vụ cho đại đa số các DN lớn, chúng tôi tin rằng khi có dịp giao tiếp nhiều hơn và giải thích rõ hơn về cách thức hoạt động của bảo hiểm, chúng tôi sẽ thuyết phục được nhiều DN hợp tác với GSWVN hơn nữa để có giải pháp quản trị rủi ro phù hợp nhất". Cũng theo ông Philippe Robineau, Việt Nam là một thị trường đang phát triển, bảo hiểm vẫn còn là một ngành mới và môi giới bảo hiểm lại là một khái niệm còn khá lạ lẫm. Nhưng ông tin rằng thời gian sẽ giải thích được vì sao ngành môi giới bảo hiểm lại có thể phát triển nhanh chóng. Trước thị trường quá tiềm năng, năm 2012, Gras Savoye đã thành lập thêm một công ty thứ hai là Công ty Dịch vụ Nam Á SAS (South Asia Services). Trong khi đó, GSWVN tập trung vào cải tiến chất lượng và những tư vấn nghiệp vụ cao cấp hơn. Trong chiến lược phát triển trong 5 năm tới, Gras Savoye Willis Việt Nam đặt tham vọng sẽ duy trì hình ảnh một công ty môi giới bảo hiểm chuyên nghiệp nhất trên thị trường bằng việc tập trung vào nghiệp vụ quản trị rủi ro của bảo hiểm, tái bảo hiểm và giá cả cạnh tranh. Ra đời sau, nên Công ty Môi giới Bảo hiểm Toyota Tsusho Việt Nam (TTIBV) khai thác mạnh vào phân khúc khách hàng hàng đến từ Nhật. Ông Hajime Masuda, Tổng giám đốc của TTIBV, cho biết, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, các công ty Nhật Bản tham gia vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều hơn, do vậy mà nhu cầu thiết lập các chương trình bảo hiểm và quản lý rủi ro phức tạp của các công ty Nhật Bản hiện đang gia tăng tại Việt Nam. Cuối năm 2012, TTIBV đã ký kết với Dai-ichi Việt Nam làm môi giới trong việc giới thiệu các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm nhóm và bảo hiểm bổ sung với khách hàng chủ yếu là các công ty có vốn đầu tư Nhật Bản. (Theo Doanhnhansaogon.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|