Giảm thuế suất còn 0% cho nhiều nông sản trong 3 năm tới |
Thứ sáu, 10/04/2015, 08:50 GMT+7 |
Theo cam kết của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), năm 2015, trong tổng số 1.539 dòng thuế nông, thủy sản, đã có 1.434 dòng thuế về 0%, còn lại 123 dòng ở mức thuế 5% hoặc chưa cam kết cắt giảm. Đến nay, Việt Nam đã ký 7 hiệp định thương mại tự do với các đối tác đa phương, khu vực và song phương để tìm thị trường cho nông sản. Việt Nam xác định hội nhập là xu hướng tất yếu và đang đàm phán ở thế tấn công thay vì phòng thủ như trước. Đến năm 2018, chỉ còn 55 dòng thuế giữ mức thuế 5% vì cà phê arabica, đường củ cải phải giảm thuế xuống 0%, và tiếp tục duy trì 34 dòng thuế chưa cam kết cắt giảm đối với lá thuốc lá. Lâm sản và đồ gỗ, gồm 149 dòng thuế, phần lớn đã giảm thuế xuống mực 0%, chỉ còn 9 dòng sản phâm đồ gỗ và nội thất là duy trì ở mức 5% năm 2015 nhưng toàn bộ sẽ về 0% vào năm 2018. Nhiều dòng thuế suất với nông sản sẽ về 0% trong 3 năm tới (Ảnh minh họa). Theo cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), đến năm 2018, chỉ còn 67 dòng sản phẩm còn duy trì thuế. Toàn bộ 80 sản phẩm áp thuế 5% sẽ giảm xuống 0%, các sản phẩm chưa cam kết cắt giảm sẽ chuyển sang mức thuế 50% (trứng gà, đường, mía, lá thuốc lá), 21 sản phẩm áp thuế 20% vân tiếp tục được duy trì. Với lâm sản và đồ gỗ, có 16 dòng sản phẩm ở mức thuế 5%và 20% vào năm 2015, giảm xuống còn 7 dòng sản phẩm hưởng thuế 20% vào năm 2018. Theo cam kết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc/New Zealand (AANZFTA), 85% dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2018 và 91% dòng thuế về 0% vào năm 2020. 68 dòng sản phẩm lâm sản và gỗ thuế về 0% vào năm 2015 và sẽ tăng lên 148/149 các dòng vào năm 2018. 78% dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2020 theo cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA). Chỉ còn 77/149 sản phẩm gỗ và các sản phẩm gỗ hạ về mức 0% vào năm 2018, còn lại vẫn duy trì 1-15%. Đến năm 2018, còn 333 dòng sản phẩm được cắt giảm thuế xuống còn 0-0,5% theo cam kết của Khu vực mậu dịch tự do Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA). Phát biểu tại chức Hội nghị trực tuyến về Hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức sáng 9/4 tại Hà Nội, Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc hội nhập này mang lại nhiều luận lợi cho ngành nông nghiệp: Giúp tăng cường xuất khẩu nông sản; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm,… Tuy nhiên, ngành cũng đối mặt với nhiều thách thức như: Gia tăng cạnh tranh và áp lực tới sản xuất, làm thu hẹp một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh thấp; phát sinh tranh chấp thương mại nhưng năng lực giải quyết còn thấp; năng lực cạnh tranh thấp ở cấp quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm dẫn đến hiệu quả hội nhập chưa cao, chưa bền vững… Trong khi đó, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Điểm nhấn của Chính phủ trong năm nay là công tác hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là có 3 hiệp định đàm phán quan trọng là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh EU, Hiệp định Hải quan. Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương). “Sau khi gia nhập WTO, chúng ta nhận thấy trên thế giới có sự thay đổi về xu hướng hội nhập - chuyển từ hội nhập đa phương sang tính khu vực, thậm chí là song phương,” ông Thái nhận định. Vì thế, Việt Nam đang chủ động đàm phản ở thế tấn công thay vì phòng thủ như trước kia nhằm tìm thị trường cho nông sản nước ta. Đối với Hiệp định liên minh Hải quan, việc đàm phán đã cơ bản xong, chỉ còn bước cuối cùng hoàn chỉnh câu chữ để sớm ký kết. Đây là thị trường truyền thống quan trọng của nước ta bởi họ cần nhiều mặt hàng lớn về nông sản, thủy sản. Nếu đưa vào thực thi, dù chưa phải 100% như ASEAN nhưng lại có lợi thế vì Nga chưa mở cửa cho nước khác mà chúng ta được ưu tiên và tiêu chuẩn của Nga chưa cao so với các Hiệp định thương mại tự do khác. Việt Nam cũng đang chủ động thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU vì hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Phía EU đã bật tín hiệu là trình lên Quốc hội, đi đến giai đoạn cuối. Hiện trong ASEAN chúng ta là một trong những nước đi đầu để thúc đẩy đàm phán này. Hiệp định Đối tác xuyên thái Bình Dương (TPP) gồm 12 đối tác, và là Hiệp định lớn, đặt ra nhiều tiêu chuẩn mới trong những năm tới đây. Việc kết thúc cũng sẽ khó khăn hơn, hiện Quốc hội Hoa Kỳ cũng đang tranh cãi rất cao với TPP. Theo nghiên cứu của các giáo sư Hòa Kỳ, nước được lợi nhất là Việt Nam. Lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ chưa tương xứng nhưng cũng đã ở giai đoạn cuối để sớm kết thúc đàm phán. Vấn đề chúng ta quan tâm nhất là đàm phán hàng hóa chủ động tấn công; giúp chúng ta chủ động thay đổi cơ cấu; mở cửa thị trường hàng hóa đối với thị trường nông sản; nếu thành công thì các sản phẩm như cá, tôm, và nông sản cơ bản về 0%. Theo ông Thái, việc đàm phán hiệp định TPP còn nhiều khó khăn, nhất là với sản phẩm gạo. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải mở cửa thị trường của mình, ngành nuôi sẽ có nhiều thách thức lớn vì EU có có khả năng xuất khẩu thịt lợn; Úc và Canada có thế mạnh xuất khẩu thịt bò; Mỹ xuất khẩu nông sản và hoa quả… Khi tham gia các hiệp định này, ông Thái cho biết, họ cũng đòi hỏi sở hữu trí tuệ cao hơn, trong đó đòi hỏi về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý nên chúng ta sẽ đàm phán để có lộ trình dài nhất để thực hiện các nghĩa vụ này. N.An - Theo Fica
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|