top-banner-2

Thứ tư, 01/01/2020, 12:21 GMT+7

Vụ thi hành phán quyết trọng tài liên quan đến Dự án 'KDC cao cấp và trường đua ngựa' tại Long An: Chủ đầu tư kiến nghị khẩn cấp vì bị thiệt hại hơn 856 tỉ đồng từ một quyết định trái luật

Thứ tư, 01/01/2020, 12:21 GMT+7

Sáng 09/3/2021, Bộ Tư pháp và UBND tỉnh Long An đồng chủ trì buổi làm việc liên quan đến thi hành Phán quyết Trọng tài số 29/12 ngày 25/4/2013 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế tại Việt Nam - VIAC. Trước đó, các cơ quan chức năng từ địa phương đến Trung ương đã tổ chức hàng chục cuộc họp để giải quyết nhưng không mang lại kết quả do có quá nhiều bất đồng giữa các bên cùng với sự can thiệp lộ rõ dấu hiệu trái pháp luật vào vụ tranh chấp…

khu-dan-cu-cao-cap-va-truong-dua-ngua-tai-long-an-vhdn

Trụ sở Công ty Hồng Phát.

Chủ đầu tư lên tiếng

Buổi làm việc do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) - Bộ Tư pháp Nguyễn Văn Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út đồng chủ trì. Tham dự có đại diện các cơ quan Trung ương, gồm Viện KSND  tối cao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Ngoại Giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cục nghiệp vụ Bộ Tư pháp. Về phía tỉnh Long An có đại diện Ban Nội chính Tỉnh ủy, Viện KSND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Đức Hòa, Cục THADS tỉnh…

Sau khi đại diện Cục THADS tỉnh Long An giới thiệu thành phần tham dự, người chủ trì nêu mục đích tổ chức buổi làm việc với Công ty cổ phần địa ốc Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) là chủ đầu tư Dự án “Khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa” (gọi tắt là Dự án) và Công ty China Policy Limited (gọi tắt là “CPL”) để vận động, thuyết phục hai bên thi hành Phán quyết Trọng tài. Đại diện hai công ty nêu ý kiến, nguyện vọng, thời hạn cụ thể để thực hiện Phán quyết Trọng tài; đề nghị hai bên khi trao đổi, đối thoại phải thể hiện thiện chí, thẳng thắn, thông tin rõ tình hình, tiến độ, lý do, khó khăn vướng mắc dẫn đến việc chưa thành lập Công ty liên doanh và nguyện vọng của hai công ty tại thời điểm hiện nay.

Đại diện Công ty Hồng Phát, Phó TGĐ Thái Thị Hồng Hậu, nêu 5 vấn đề: 

Một là, về tình hình, tiến độ, thực thi Phán quyết Trọng tài: Ngày 01/10/2014, Cục THADS tỉnh Long An ra Quyết định số 01/QĐ-CTHA, thi hành Phán quyết Trọng tài. Tính đến nay (tháng 03/2021), việc tổ chức thi hành Phán quyết Trọng tài đã sang năm thứ 7, đã trên dưới 30 cuộc họp về việc giải quyết thi hành án nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết dứt điểm, càng giải quyết tại càng thêm rối rắm, mù mịt. 

Hai là, Công ty Hồng Phát luôn nỗ lực thi hành Phán quyết Trọng tài, đã thi hành xong nội dung “nộp phí trọng tài 91.365,73 USD”, tương đương 2 tỷ đồng. Hơn 6 năm qua, Hồng Phát vẫn luôn tuân thủ, là bên chủ động, tích cực và thiện chí trong mọi cuộc họp do cơ quan chức năng tổ chức hay họp bàn riêng giữa hai bên đương sự về việc thi hành Phán quyết Trọng tài. Tôi xin nêu lại nội dung này để nhấn mạnh, đặc biệt là để tránh cho đại diện của CPL lại cứ tự ý cho rằng Hồng Phát không thực hiện Phán quyết Trọng tài và quy chụp do Hồng Phát không thiện chí nên không thi hành được.

Ba là, Công ty Hồng Phát luôn nỗ lực thành lập Công ty liên doanh. Đến nay có sự thay đổi về hoàn cảnh thực hiện hợp đồng, do đó phải đàm phán lại để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

Bốn là, việc áp dụng Quyết định số 07/QĐ-CTHADS (Quyết định 07) ngày 18/12/2018 của Cục THADS tỉnh Long An là không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty Hồng Phát, do vậy cần xem xét thu hồi Quyết định 07 để tiếp tục triển khai dự án, phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tránh để kéo dài gây hậu quả không có khả năng khắc phục. 

Xác định vai trò, trách nhiệm liên đới của Công ty CPL trong việc đưa ra yêu cầu trái pháp luật ngăn chặn 13 Quyền sử dụng đất (QSDĐ) của Công ty Hồng Phát. Chính CPL đã cam kết bồi thường nếu yêu cầu ngăn chặn sai, gây thiệt hại. Nay thiệt hại đã rất lớn, CPL phải chịu trách nhiệm trước Hồng Phát và trước pháp luật.

Năm là, về việc chia tách 130 ha trong Dự án để tự đầu tư dự án với tên gọi “Khu đô thị cao cấp SAIGON BEVERLY HILLS” theo đề nghị của CPL không có trong Phán quyết Trọng tài và không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam nên Hồng Phát không đồng ý.

Đại diện CPL nêu ý kiến: “Công ty Hồng Phát chưa thực hiện nghiêm túc Phán quyết Trọng tài, chưa cung cấp hồ sơ hợp lệ, chi phí hợp lý và những điều kiện khác với yêu cầu của CPL, không có trong “Thỏa thuận khung” nên CPL không đồng ý yêu cầu của Hồng Phát. Các nội dung cụ thể khác có văn bản kèm theo do CPL cung cấp”.

Sau khi nghe các đại diện dự họp trình bày, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út kết luận: “Cuộc họp nhằm để hai công ty thỏa thuận thành lập Công ty liên doanh theo Phán quyết Trọng tài. Hiện, hai doanh nghiệp chưa thỏa thuận được thành lập liên doanh, vì vậy hai bên phải có sự thống nhất, có thiện chí. Tỉnh sẽ quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện để hai công ty thực hiện Phán quyết Trọng tài. Trong trường hợp không thống nhất được, tỉnh sẽ có biện pháp giải quyết theo đúng quy định”.

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn: “Cục THADS tỉnh và Chấp hành viên ghi nhận đầy đủ ý kiến của hai công ty và các ban, ngành tham dự buổi làm việc, xem xét giải quyết đề nghị, kiến nghị của hai công ty, ấn định thời hạn để hai công ty thực hiện Phán quyết Trọng tài. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo Tổng cục THADS để có chỉ đạo. Tổng cục THADS sẽ tổng hợp toàn bộ quá trình tổ chức thi hành Phán quyết Trọng tài, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ, ngành có liên quan để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết”.

Một góc Dự án “Khu dân cư cao cấp và trường đua ngựa”.

Đầu khởi kiện liên doanh, đuôi "ly khai" chia đất?

Phó TGĐ Thái Thị Hồng Hậu cho rằng lập luận của CPL để quy buộc Công ty Hồng Phát chưa thực hiện nghiêm túc Phán quyết Trọng tài là không có căn cứ. Tài liệu, chứng cứ và thực tế đã minh chứng rõ ràng Hồng Phát nghiêm túc thực thi Phán quyết Trọng tài. Ngược lại, CPL là nguyên đơn thưa kiện để có được Phán quyết Trọng tài “như ý”; rồi cũng chính CPL tự vô hiệu hoá “thoả thuận khung”, ra sức “khai tử” Phán quyết Trọng tài, đòi chia 130ha đất với Hồng Phát. Chấp hành viên cũng “ngã” về phía CPL, ký Quyết định 07 ngăn chặn tài sản của Hồng Phát, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho chủ đầu tư.

Hồ sơ thể hiện: Ngày 01/6/2007, Hồng Phát và CPL ký “Thỏa thuận khung”, lập Công ty liên doanh để triển khai Dự án giai đoạn 1 với 273ha, vốn đầu tư ban đầu 140 triệu USD, vốn điều lệ 21,4 triệu USD. Trong đó, Hồng Phát góp 30% bằng giá trị quyền sử dụng đất; CPL góp 70% bằng tiền mặt, đã tạm ứng 15,6 triệu USD để thực hiện việc chi trả bồi thường cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. 

Ngay khi ký hợp tác, hai bên đã xảy ra mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến tranh chấp. Sau này, qua hỗ trợ của Bộ Công an và dư luận báo chí, Hồng Phát mới biết CPL đến từ “thiên đường thuế” BVI (British Virgin Islans), chưa được cấp phép hoạt động thương mại tại Việt Nam; chuyển 15,6 triệu USD vào Việt Nam không xin phép (đầu tư “chui”, chuyển tiền “lậu”), cùng nhiều hành vi bất minh khác…

Sau khi dùng “đòn hiểm”, tố cáo vu khống đến Bộ Công an, nhằm triệt hạ chủ đầu tư bất thành, CPL đã khởi kiện Hồng Phát. Phán quyết Trọng tài  số 29/12 ngày 25/4/2013 buộc hai bên tiếp tục thực hiện “Thỏa thuận khung”, đàm phán lập Công ty liên doanh.

Khởi kiện có được Phán quyết Trọng tài “như ý” nhưng CPL không thực thi mà biến Phán quyết Trọng tài  thành công cụ chống phá, làm tê liệt Dự án rồi ra yêu sách “đòi chia 130 ha đất”. Cụ thể: CPL nhiều lần yêu cầu ngăn chặn 13 QSDĐ với 232,66 ha của Công ty Hồng Phát. Yêu cầu này rõ ràng là trái pháp luật nhưng Cục THADS tỉnh Long An làm theo CPL, nhiều lần ra lệnh ngăn chặn toàn bộ 13 QSDĐ, gần nhất là Quyết định số 07 ngày 18/12/2018.

Chưa dừng lại, CPL còn yêu cầu UBND tỉnh Long An buộc Hồng Phát ngưng thực hiện Dự án cho đến khi thỏa thuận liên doanh được ký kết. Yêu cầu phi lý đã được Chủ tịch UBND tỉnh Long An chấp thuận bằng Văn bản số 82/BB-UBND ngày 13/11/2019.

Là chủ đầu tư Dự án, Công ty Hồng Phát phải chịu “một cổ, hai tròng”, vừa bị Cục THADS tỉnh Long An ngăn chặn toàn bộ 232,66 ha đất; vừa bị Chủ tịch UBND tỉnh ra lệnh tạm dừng triển khai, khiến cho Dự án bị đóng băng.

Chống phá làm cho Dự án bị tê liệt, CPL có “Văn bản thỉnh cầu” gửi Chính phủ ngày 15/8/2019, đòi chia 130ha đất (cắt ra từ phần diện tích 232,66 ha) với Hồng Phát.  CPL nêu rõ lý do:“Mâu thuẫn giữa CPL và Hồng Phát kéo dài, không thể tháo gỡ, hai bên hợp tác thành lập Công ty liên doanh là không còn khả thi nên chia đất cho CPL là giải pháp duy nhất để giải quyết dứt điểm tranh chấp”.

Đại diện Hồng Phát bức xúc: CPL xác định “mâu thuẫn không thể tháo gỡ” nhưng lại khởi kiện đòi “liên doanh”. Sau hơn 7 năm, CPL đảo ngược, tự vô hiệu hoá Phán quyết Trọng tài, muốn khai tử Dự án, đòi “chia phần”. CPL đã phơi bày hành vi bỡn cợt, chà đạp pháp luật Việt Nam, Rõ ràng, CPL “khởi kiện đòi lập liên doanh” nhưng đích cuối cùng mà CPL muốn đạt được là “chia 130ha đất!”. 

Dự án bị “đóng băng” do Quyết định 07.

Khi chấp hành viên "tự lấy dây trói mình"!

Người ký Quyết định 07 ngày 18/12/2018 ngăn chặn toàn bộ 13 QSDĐ với 232,66 ha của Công ty Hồng Phát là Chấp hành viên Cục THADS tỉnh Long An Đặng Hoàng Yên.

Trong Văn bản kiến nghị khẩn cấp số 23/CV-CPHP.21 ngày 09/3/2021 gửi các thành viên dự họp và cơ quan hữu quan, Công ty Hồng Phát chỉ rõ Quyết định 07 hoàn toàn trái quy định của pháp luật, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ nhất, Phán quyết Trọng tài không giải quyết tranh chấp về tài sản nên không có nội dung nào yêu cầu ngăn chặn tài sản của Công ty Hồng Phát. Quyết định thi hành án của Cục THADS tỉnh Long An cũng không có nội dung nào đề cập đến việc xử lý tài sản của Hồng Phát. Quyết định 07 ngăn chặn 13 QSDĐ của Hồng Phát là không đúng phạm vi, đối tượng thi hành án.

Thứ hai, theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định pháp luật có liên quan, việc lập Công ty liên doanh phải do ý chí tự nguyện của Hồng Phát và CPL; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (kể cả Cơ quan THADS) không thể thực hiện thay cho các bên đương sự. Đây cũng là quan điểm của Bộ Tư pháp; của Tổng cục THADS và của Cục THADS tỉnh Long An. Do đó, việc Chấp hành viên lấy lý do thực hiện Phán quyết Trọng tài, lập Công ty liên doanh để ngăn chặn 13 QSDĐ của Hồng Phát là không có căn cứ, trái pháp luật.

Quyết định 07 ngăn chặn toàn bộ 13 QSDĐ của Công ty Hồng Phát.

Thứ ba, phần diện tích 232,66ha thể hiện thuộc quyền sử dụng hợp pháp của Công ty Hồng Phát, được pháp luật công nhận. Quyết định 07 ngăn chặn toàn bộ 232,66ha đất đã trực tiếp xâm phạm nghiêm trọng đến QSDĐ, quyền sở hữu tài sản của Hồng Phát được bảo vệ bởi Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Đầu tư cùng các quy định pháp luật khác có liên quan.

Thứ tư, Quyết định số 07 đi ngược lại ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ (thể hiện tại Văn bản số 8248/VPCP-V.I ngày 31/8/2018), của  Bộ Tư pháp (tại Văn bản số 123/BC-BTP ngày 04/6/2018), của Tổng cục THADS tại (tại Văn bản số 4341/TCTHADS-NV1 ngày 26/11/2018)…

Thứ năm, hơn ai hết, Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên nhận thức sâu sắc, Quyết định 07 đã ngăn chặn Công ty Hồng Phát thực hiện quyền góp vốn bằng giá trị 13 QSDĐ vào Công ty liên doanh. Khi bị ngăn chặn, 13 QSDĐ của Hồng Phát cũng không đủ điều kiện để góp vốn vào liên doanh theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Thi hành Phán quyết Trọng tài để hai bên đàm phán, lập liên doanh nhưng chính Chấp hành viên lại ngăn chặn việc lập liên doanh bằng Quyết định 07. Theo quy định của Luật THADS, sau khi ngăn chặn tài sản, Cơ quan THADS phải tiến hành các bước tiếp theo như kê biên, xử lý tài sản (thẩm định giá, bán đấu giá, giao tài sản…) của Hồng Phát thì lại trái với nội dung Phán quyết Trọng tài. Chính vì thế nên Chấp hành viên “ngâm” Quyết định 07 đã hơn 26 tháng vẫn không thực hiện các bước tiếp theo.

Quyết định 07 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, đẩy Chủ đầu tư đến nguy cơ phá sản. Chỉ riêng hai khoản lãi suất và bồi thường về đất, Công ty Hồng Phát phải gánh chịu thiệt hại hơn 856 tỷ đồng nhưng vẫn chưa dừng lại.  Chưa hết, Quyết định 07 còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư, gây lãng phí nguồn tài nguyên, cản trở sự phát triển của tỉnh Long An…

Đại diện Chủ đầu tư lên tiếng: Với hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư vào Dự án, ngày từng ngày, Công ty Hồng Phát phải gồng mình gánh chịu thiệt hại chồng chất bởi Quyết định 07, được ban hành trái pháp luật, theo yêu cầu của CPL. Do đó, Chủ đầu tư kiến nghị Cục THADS tỉnh Long An chấm dứt thực hiện Quyết định 07 để Hồng Phát góp vốn bằng giá trị 13 QSDĐ vào Công ty liên doanh. Trường hợp Cục THADS tỉnh Long An tiếp tục duy trì Quyết định 07 thì phải có hướng xử lý tiếp theo đối với 13 QSDĐ của Hồng Phát, tránh để kéo dài gây hậu quả không thể khắc phục. 

Qua đây, cần xác định vai trò và trách nhiệm của Chấp hành viên Đặng Hoàng Yên; vai trò và trách nhiệm liên đới của CPL trong việc đưa ra yêu cầu ngăn chặn 13 QSDĐ của Hồng Phát trái pháp luật. Chính CPL đã cam kết bồi thường nếu yêu cầu ngăn chặn sai…

Link nguồn:  https://lsvn.vn/vu-thi-hanh-phan-quyet-trong-tai-lien-quan-den-du-an-khu-dan-cu-cao-cap-va-truong-dua-ngua-tai-long-an-chu-dau-tu-kien-nghi-khan-cap-vi-bi-thiet-hai-hon-856-ti-dong-tu-mot-quyet-dinh-trai-lua.html


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vụ thi hành phán quyết trọng tài liên quan đến Dự án 'KDC cao cấp và trường đua ngựa' tại Long An: Chủ đầu tư kiến nghị khẩn cấp vì bị thiệt hại hơn 856 tỉ đồng từ một quyết định trái luật

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc