top-banner-2

Thứ năm, 17/09/2015, 10:30 GMT+7

Những quy tắc trên bàn ăn của người Châu Á

Viết bởi An An   
Thứ năm, 17/09/2015, 10:30 GMT+7

Hãy cùng tìm hiểu một số nét văn hóa đặc trưng thông qua những quy tắc quan trọng trên bàn ăn của người châu Á.

Mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều có những đặc nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Một trong những đặc trưng quan trọng đó được thể hiện rõ nét qua cách ăn uống và những quy tắc trên bàn ăn của họ.

Việc tìm hiểu các quy tắc này không chỉ giúp ích khi đi du lịch hay học tập ở nước ngoài mà còn giúp bạn có thêm vốn kiến thức và sự hiểu biết về tập tục văn hóa của nền ẩm thực châu Á.

Ấn Độ

Nền văn hóa ẩm thực của Ấn Độ có thể coi là khác biệt nhất trong số các nước châu Á. Họ có một thói quen điển hình và thú vị đó là ăn bằng tay với mọi món ăn. Người Ấn không sử dụng dao, dĩa, thìa hay dụng cụ gì đặc trưng mà họ chỉ dùng tay để thưởng thức đồ ăn. Thông thường, đĩa thức ăn được đặt trên bàn hoặc cầm bằng tay trái, còn tay phải chỉ để cầm thức ăn.

    Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 1

Ăn "bốc" là thói quen của người Ấn.

Đây là quy tắc trong việc ăn uống ở Ấn mà mọi người đều phải tuân theo, kể cả những người thuận tay trái cũng sẽ phải dùng tay phải khi ăn. Tất cả những món ăn ở đây đều chỉ dùng hai bàn tay kể cả món ăn có dạng lỏng như cà ri.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 2

Họ ăn bằng tay với tất cả các loại đồ ăn.

Nguồn gốc của quy tắc này là do quan niệm theo tôn giáo của người Ấn. Họ sùng bái tự nhiên và cho rằng thức ăn, đồ uống là do đấng tối cao ban cho, vì vậy phải dùng tay để đón lấy như một thể hiện của sự thành kính.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 3

Người Ấn không được phép ăn bằng dụng cụ khác ngoài hai bàn tay của họ.

Một số nơi có nguồn gốc Hồi giáo cũng có phong tục này. Việc ăn bằng tay của người Ấn được coi là sạch sẽ. Tay trái theo họ là đại diện cho những gì xấu xa, nhơ bẩn nên khi ăn chỉ được dùng bàn tay phải là đại diện cho tính đúng đắn, công lý và thuần khiết.

Trung Quốc

Là cái nôi của nền văn hóa Hán tự và khởi nguồn cho toàn bộ nền văn hóa Đông Bắc Á, Trung Quốc là một trong những nền ẩm thực lớn nhất thế giới. Bởi vậy mà những quy tắc ăn uống ở đây không hề đơn giản. Ở Trung Quốc, bữa ăn được chia thành nhiều hình thức khác nhau: điểm tâm, tiệc trà, tiệc bàn tròn.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 4

Bàn xoay là kiểu bàn phổ biến ở Trung Quốc.

Bữa ăn ở Trung Quốc cũng được sắp xếp theo một phong cách riêng: ở giữa bàn là một bộ trà nhỏ, xung quanh là bát đũa được đặt ngay ngắn, gọn gàng.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 5

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 6

Bộ trà nhỏ thường được đặt giữa bàn.

Bàn xoay là một loại bàn khá phổ biến ở Trung Quốc trong các bữa tiệc, việc sử dụng chiếc bàn này rất thuận lợi, giúp mọi người có thể gắp tất cả các loại thức ăn trên bàn dù chúng ở xa.

Một số quy tắc khác của người Trung Quốc cũng được chú trọng như món ăn được ăn bằng đũa trừ súp hay canh, trong khi ăn không hút thuốc, khách ngồi ở vị trí nào là theo sắp xếp của gia chủ…

Nhật Bản

Giống như tính cách và con người Nhật Bản, những quy tắc trên bàn ăn của họ cũng vô cùng đặc sắc và tinh tế từ cách cầm đũa đến cách ăn. Bạn không được chỉ đũa vào người khác khi nói chuyện, không cọ đũa vào nhau, không để đũa thẳng đứng cắm vào bát cơm.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 7

Nhật Bản rất coi trọng việc trình bày hình thức món ăn.

Người Nhật có tính cách vô cùng tiết kiệm vậy nên họ sẽ không lãng phí thức ăn của mình, gắp lượng thức ăn vừa phải và khi đã gắp sẽ ăn hết, đó cũng là việc thể hiện sự tôn trọng và tính tiết kiệm.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 8

Món sushi vô cùng ngon mắt và hấp dẫn.

Món sushi là món ăn nổi tiếng của Nhật. Khi ăn không được gỡ nhân ra khỏi cơm, không chấm phần cơm vào xì dầu mà chỉ chấm phần cá hoặc tôm. Ở một số nhà hàng cấp cao, đầu bếp sẽ phết một lượng vừa dủ wasabi lên sushi cho bạn và bạn không tự ý thêm nếm gì sau đó nữa.

Hàn Quốc

Quy tắc “kính trên nhường dưới” là quy tắc quan trọng đối với người Hàn Quốc. Khi vào bàn ăn, bạn phải coi trọng kính ngữ và thức bậc trên dưới.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 9

Đồ ăn Hàn rất phong phú và nhiều màu sắc.

Ở Hàn Quốc mọi người thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức một ly rượu. Người trẻ tuổi luôn phải mời người lớn tuổi trước và khi ngưới lớn tuổi rót rượu cho người trẻ hơn thì họ phải nhận bằng hai tay và quay mặt đi chỗ khác để uống. Thường trong các bộ phim Hàn Quốc cũng đều thể hiện rất rõ văn hóa này.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 10

Kim chi hay cơm trộn thường là những món không thể thiếu trong bữa ăn.

Bữa ăn của người Hàn thường khá nhiều món, mỗi món một chút tạo ra một bàn ăn đầy màu sắc với các loại món nướng, hấp, xào, khô, súp canh vô cùng hấp dẫn.

Việt Nam

Mỗi vùng miền và mỗi gia đình lại có một nét văn hóa ăn uống riêng nhưng tựu chung lại có thể nói là bữa ăn ở Việt Nam khá giản dị, thông thường sẽ có ba món chính là rau, một món mặn và canh.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 11

Bữa cơm Việt đầy đủ thịt, rau, cá.

Có thể nói nước ta tiếp thu nhiều nền văn hóa ẩm thực từ các nước, vậy nên có những món ăn thìa, có món ăn đũa, hay dao, dĩa…rất đa dạng và linh hoạt. Nồi cơm thường được đặt ở đầu bàn, người phụ nữ hoặc người thường xuyên xới cơm sẽ ngồi cạnh nồi cơm đó, khác với một số nước là mang cơm ra sẵn từng bát đặt trên bàn. Việc này là do người Việt thích ăn nóng hổi, cho nên khi mọi người cùng ngồi vào mâm cơm mới bắt đầu đơm cơm.

Những quy tắc trên bàn ăn của người châu Á - Ảnh 12

Gia đình Việt thường thích trò chuyện trong khi ăn cơm.

Trong bữa ăn thì khác với Nhật Bản là chú trọng sự riêng tư, hầu như các gia đình Việt đều trò chuyện thoải mái về công việc hay những vấn đề trong cuộc sống.

Theo Nguoiduatin.vn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Những quy tắc trên bàn ăn của người Châu Á

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc