top-banner-2

Thứ năm, 25/06/2015, 14:49 GMT+7

Thăm hòn đảo duy nhất trên thế giới có người bất tử

Viết bởi An An   
Thứ năm, 25/06/2015, 14:49 GMT+7

Vào cuối những năm 90, một nhóm các nhà vật lý học tới định cư tại đây với niềm tin rằng họ bất tử và có thể chống lại cái chết. Một trong số họ đã viết lại hồi ký về khoảng thời gian lưu lại và sự thật về hòn đảo truyền thuyết này.

tham-hon-dao-co-nguoi-bat-tu

Cát vàng thời gian tại Gavdos (Ảnh: Angelfire)

Hòn đảo Gavdos ẩn hiện ở đường chân trời phía Đông Nam ngôi làng ven biển Paleochora. Khi nhắc đến tên nó, mọi người xung quanh bắt đầu có thái độ khác. Từ nhân viên thuê xe, lễ tân khách sạn, người chủ quán ăn. Khuôn mặt họ rạng rỡ khi biết tôi đang tới đó, hòn đảo trên biển Libya....

Đối với người Crete, Gavdos là một kho báu, hấp dẫn những du khách yêu thích triết học, cần một nơi yên tĩnh,  và những người sinh hoạt theo kiểu hippy trong những cabin bằng gỗ thông. Đây cũng là "hòn đảo của sự bất tử" trong truyền thuyết

Những người sống tại đây tự gọi mình đơn giản là “nhóm”. Người dân địa phương gọi họ là “Nhóm Nga” vì đa số thành viên mang quốc tịch này. Khởi nguồn của họ bắt đầu từ 30 năm trước tại một ngôi làng gần Stavropol. Tại Gavdos, ai cũng biết họ. Không có gì kỳ lạ hay bí mật xung quanh họ. Nhưng như thế cũng không ngăn được những tin đồn lan truyền.

Rachel, một giáo viên Thụy Sĩ tham gia vào nhóm vài năm trước nói “Gần đây tôi còn nghe được rằng có tin chúng tôi đang đào một đường hầm dưới nước thông sang Libya”. Cô đóng vai một người truyền tin với thế giới bên ngoài. Những người Nga đã sống tại đây từ 1997 và họ đã nghiên cứu về sự trường sinh từ khi đó.

Những người định cư đầu tiên

Mỗi khi có việc gì đó trên đảo, những người Nga luôn có mặt để giúp đỡ. Khi ở Nga, Aleksander  từng là nhà vật lý. Còn tại đây, ông vẽ tranh tường nhà thờ, xây dựng và điêu khắc những bàn chân và tay khổng lồ trên khắp hòn đảo.

Đường trên đảo Gavdos (Ảnh: Gavdos.org)

“Chúng tôi sắp làm thêm đường”. Ông vừa nói, vừa lấy dụng cụ. Chiếc xe lại khởi động được. Ngoài việc thảo luận các triết lý, họ xây nhà, làm vườn, sáng chế công cụ biến không khí ẩm thành nước uống hay chiếu sáng phạm vi rộng chỉ với một bóng đèn. Họ còn tham gia vào các vấn đề địa phương.

“Một số gia đình sống tách biệt và không giao tiếp vì những chuyện từ ngày xửa ngày xưa mà không ai nhớ rõ” Rachel nói. “Đó là lý do tôi phát hành một tờ báo điện tử, tờ Gavdos và đăng những câu chuyện của họ. Họ chưa thực sự liên kết với nhau lắm, nhưng ít nhất cũng đã biết nhiều hơn về nhau”

Lịch sử

Có diện tích 30km2, với dân số khoảng 152 người, phần lớn ở tuổi trung niên, khoảng 50 trong số đó định cư quanh năm. Trên đường chỉ có những đàn dê cản đường bạn, chúng ăn mọi thứ trừ thông và cỏ xạ hương, loài cây mang đến hòn đảo một mùi hương đặc trưng. Giữa thế kỷ 20, một phần của Gavdos gần như bị bỏ hoang.

Các cư dân chấp nhận đổi đất lấy chỗ ở mới từ dự án nhà đất tại Crete. Trước đó, khi Hy Lạp được cai quản bởi viên tướng độc tài Metaxas, đây là nơi đày tù nhân. Xa xưa, Gavdos nổi tiếng là nơi trú ẩn của cướp biển, là thành lũy cho những người Venice, đế quốc Byzantine và La Mã. Trong thần thoại Hy Lạp, Gavdos với tên gọi Ogygia, là nơi nữ thần Calypso giam giữ, ban cho Odysseus sự bất tử sau đó kết hôn cùng anh ta.

Gavdos - hòn đảo của sự bất tử nhìn từ biển Lybic (Ảnh: Fabio Landolfi)

Trong những câu chuyện thần thoại, bất tử là một phép thuật và quyền năng siêu nhiên. Nhưng ngày nay nó được nhận thức như là một cách sống. “Bất tử là một cách sống” cũng là tên hội nghị chuyên đề được "nhóm Nga" tổ chức vào năm 2013. Về căn bản, họ muốn đạt được trường sinh bằng con đường tâm linh và tin rằng có thể đạt được điều này nếu như chúng ta ngừng nghĩ và dừng tiếp thu mọi ý niệm thông thường trước đây về cái chết.

Bãi biển Tripiti trên đảo Gavdos, xa xa là tác phẩm điêu khắc như một chiếc ghế đá khổng lồ (Ảnh: NackteElfe)

Nhưng tại sao là nơi này? Trong lúc ăn tối. Aleksander, Rachel, Alexei, Alla, ngồi quanh bàn cùng Soulis, cựu tài xế xe tải từng xây một ngôi nhà với kiến trúc như lâu đài, bắt đầu kể câu chuyện của họ.

Khi tìm đọc lại lịch sử cư dân Hy Lạp, nhóm Nga đã tới Crete cuối những năm 90. Một ngày nọ, họ tới Paleochora, gặp một linh mục Chính thống giáo tại làng Gavdos, nơi tận cùng Đông Nam châu Âu. Hiện giờ, chỉ còn một vài ngôi nhà và đàn gà mái, tàn tích một vài tòa nhà xây dở của 4 nhà vật lý Đức từng có kế hoạch định cư tại đây. Nơi này luôn tạo cảm hứng cho những kế hoạch kì lạ nhất.

Nơi nhóm Nga sống rất yên bình và tĩnh lặng. Một con đường với bờ rào xương rồng dẫn tới biển. Ban đêm, dải ngân hà chiếu sáng cả bầu trời. Cá heo sống quanh đảo. Marek nói thỉnh thoảng anh còn thấy rùa và hải cẩu xuất hiện.

Hoàng hôn trên đảo Gavdos, ngắm từ mỏm Potamos (Ảnh: Francesco/Flickr)

Khởi nguồn của nhóm

Nhóm được thành lập khoảng 10 năm khi chuyển tới Gavdos. Andrei, người sáng lập nhóm là một nhà vật lý lượng tử nhiễm phóng xạ từ một lần tình nguyện tại Chernobyl.

Ông biết rằng không có phương thuốc nào có thể chữa trị di chứng phóng xạ, nên thay vì tới Moscow như được chỉ định, ông trở thành nông dân tại một ngôi làng nhỏ. Theo ông, việc toát mồ hôi sau khi uống một lượng lớn vodka đã giúp ông thanh lọc cơ thể và thoát khỏi cái chết được tiên đoán trước

“Đó là cách chúng tôi cứu rỗi chính mình mỗi ngày” Andrei đùa. Trên đảo, những ngày làm việc vất vả về cả thể xác lẫn tinh thần đều kết thúc bằng vô số chén raki tự chế, thứ rượu ướp hoa hồi nổi tiếng.

Ngọn hải đăng trên đảo Gavdos (Ảnh: Gavdos012/Flickr)

Rất nhiều nhà vật lý trẻ từ bỏ sự nghiệp tới đây. “Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu về triết học Nga cổ, và bắt đầu thấy vài mối liên hệ. Anh không thể hiểu được điều đó nếu không trải nghiệm cuộc sống như một người Nga thực thụ- thứ ít ai làm được khi còn làm việc trong trường một trường Đại học nào đó tại Moscow”

Khi dành thời gian làm nông, nhóm Nga ghi nhận nhiều “phép màu thường nhật”. Ví dụ như hai người gầy gò khiêng được khúc cây sáu người bê không nổi. Và họ kết luận “Tinh thần có thể ảnh hưởng tới khả năng của thể xác chúng ta”

Sống như người Nga

Nhóm Nga vẫn gắn bó với quê hương của họ. “Chúng tôi có ba nhà, một tại đây, một ở đảo Margarita thuộc Venezuela, một trong rừng phía nam Moscow”. Đó đều là những nơi hẻo lánh. “Chúng tôi chuyển đến đó khi cần, ví dụ như một ai đó trong nhóm cần nhiều không gian hơn”

Với khoảng 20 thành viên, nhóm có sự liên kết cộng đồng mạnh mẽ và luôn dùng đại từ “Chúng tôi” với cùng một ngữ điệu. Có vẻ như đây là kết tinh của tính cách từng thành viên, tài năng, chuyện đời và cách tư duy của họ. Họ không phải nhóm nghiên cứu đơn thuần, và không thể so sánh họ với dân hippie hay cộng đồng theo chủ nghĩa tự do.

Một ngôi nhà của dân du mục trên đảo (Ảnh: Elli Vassalou)

Sau một đêm dài nói chuyện và uống raki, tôi vẫn tỉnh táo. Rachel và Marek đưa tôi tới bãi Tripiti, phía nam hòn đảo. Trên bờ vực, họ đã xây dựng hai công trình. Một ngôi đền Apollo chưa hoàn tất. "Vị linh mục Chính thống giáo biết điều này, và ông ấy ủng hộ chúng tôi” Rachel nói “Nhưng giám mục can thiệp va đe dọa sẽ tống chúng tôi vào tù cùng với linh mục! Ý tưởng của chúng tôi là xây dựng cho mọi người thưởng ngoạn, vậy nên chúng tôi sẽ tiếp tục khi mọi người muốn tới”. Nhóm thường ghé qua các nhà thờ trên đảo, vẽ tranh tường và làm mộc cho nhà thờ. Nhưng họ cũng muốn tìm lại con đường giao tiếp với những người bất tử xưa, các vị thần cổ đại.

Bên trong ngôi nhà của dân du mục (Ảnh: Elli Vassalou)

Công trình thứ hai ở phía cuối bãi biển. Nhóm đã làm một chiếc ghế khổng lồ trên mỏm đá từ những cây đàn hương ghép lại với nhau trên bờ cát mịn trải dài, bao bọc trong loại tảo óng ánh như tóc vàng. Rachel nói 4 chân ghế mang tính biểu tượng, khi nơi này là tận cùng Nam Âu. Dưới vực, bạn có thể đắm mình trong làn nước và đó không chỉ là một buổi đi bơi đơn thuần mà là thứ gì đó thay đổi cuộc sống.

Đắm mình trong làn nước tại Gavdos (Ảnh: Weidegruen)

Tìm hiểu sâu hơn

Đêm thứ hai, những chén raki lại được rót đầy. Làm thế nào để đạt được sự bất tử? “Cơ thể có nhiều tiềm năng mà chúng ta không sử dụng đến, vì chúng ta sống trong điều kiện không cần phải thích nghi” Tại sao? Rachel giải thích “Một thế giới không vận động biến chúng ta thành những “xác sống”. Chúng tôi nghĩ rằng đó là nguyên nhân căn bản của cái chết, là điểm khởi đầu mà chúng tôi gọi là sự hủy hoại tinh thần”

Aleksei kể về vài người cố gắng thay đổi niềm tin bằng cách học tập các tôn giáo châu Á, “Họ đến đây từ khắp châu Âu, Aleksei nói” "Họ nói, hãy thử tồn tại trong rừng'”. Sau một năm cố gắng làm việc đó theo cách của riêng mình, họ không biết phải làm gì tiếp theo. Một số về nhà, vài người bỏ cuộc. Đó không phải là cách để thúc đẩy những ý tưởng.

Nhiều người đã tới Gavdos và tìm cách tồn tại trong rừng (Ảnh: Gavdos012/Flickr)

Điều quan trọng nhất với những người Nga là ý tưởng mới. Cùng lúc đó, họ cho rằng không hoàn thành mục tiêu cũng là một việc tốt. "Nếu bạn làm như thế, đó sẽ là một cái chết từ từ, ý tưởng sẽ bị lụi tàn”

Alla nói mỗi ngày nhóm đều cố gắng tìm những ý niệm khác về cái chết. Sau đó anh kể câu chuyện của mình: “Tôi từng làm việc trong một trung tâm nghiên cứu, tương lai của tôi bỗng hiện ra trước mắt. Tôi nhận ra rằng nó đang thay đổi và đưa tôi đến một cái chết tất yếu. Nên tôi quyết định thay đổi, rời khỏi con đường đó và tìm cho mình một lối sống khác”

Rời khỏi đây và tạm biệt những con người này tạo nên một cảm giác như bạn đang bị tách khỏi một điều gì đó đặc biệt. Người ta thường nói rằng việc nhận thức đúng đắn cái chết sẽ làm cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.

Nhưng nhóm Nga tư duy khác. Họ nghĩ trường sinh là một lối sống an nhiên trong từng ngày, từng phút. Nếu sự bất tử trở thành hiện thực, đó có thể đó là do những con người tử tế và kì lạ này xứng đáng đạt được và biết sử dụng nó đúng cách.

Theo vntinhnhanh.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thăm hòn đảo duy nhất trên thế giới có người bất tử

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc