top-banner-2

Thứ ba, 29/10/2013, 14:22 GMT+7

Đề án thành lập thành phố Phú Quốc

Thứ ba, 29/10/2013, 14:22 GMT+7

Sáng ngày 22-10-2013, UBND huyện Phú Quốc tổ chức hội nghị để nghe báo cáo hoàn chỉnh đề án thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Ông Lâm Minh Thành , Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc chủ trì hội nghị.

Vừa qua, ngày 17/9, tại huyện đảo Phú Quốc đã tổ chức hội nghị thông qua đề án đề nghị công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II và thành lập thành phố thuộc tỉnh.

Theo đề án tóm tắt thành lập thành phố Phú Quốc, thành lập thành phố trên cơ sở giữ nguyên toàn bộ hiện trạng diện tích 58.919 ha, dân số 101.407 người và kết cấu hạ tầng đô thị của huyện đảo Phú Quốc. Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố gồm 10 đơn vị: 8 phường và 2 xã, trong đó 8 phường được nâng cấp từ xã đó là: Phường Dương Đông, phường An Thới, phường Hàm Ninh, phường Dương Tơ, phường Bãi Thơm, phường Cửa Dương, phường Cửa Cạn và phường Gành Dầu, hai xã còn lại vẫn giữ nguyên là xã Hòn Thơm và xã Thổ Châu.

Thanh lap thanh pho phu quoc truc thuoc kien giang

Qua đánh giá, chấm điểm đô thị loại II theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, huyện Phú Quốc đạt 80,3/100 điểm về các tiêu chí: chức năng đô thị, quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị... Riêng các tiêu chuẩn thành lập các phường thuộc thành phố Phú Quốc thì 3 xã đạt 100%, 2 xã đạt 75% và 3 xã đạt 50%.

Đối với việc thành lập thành phố Phú Quốc trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng huyện đảo Phú Quốc hiện nay, với diện tích 58.919ha, dân số 101.407 người, có 12 đơn vị hành chính gồm 10 phường và 2 xã đảo.

Thành phố Phú Quốc định hướng vùng phát triển đô thị theo trục Bắc-Nam, diện tích 3.852ha, chiếm 6,54% tổng diện tích tự nhiên. Phía Bắc là khu đô thị Cửa Cạn, trung tâm thành phố là khu đô thị Dương Đông, phía Nam là khu đô thị An Thới.

Vùng phát triển du lịch bao gồm vùng du lịch sinh thái diện tích 3.051ha, bố trí dọc theo bờ biển phía Tây; vùng du lịch hỗn hợp diện tích 810ha, bố trí tại khu vực Bãi Vòng, Vịnh Đầm; xây dựng 5 sân golf tại các vùng du lịch sinh thái và hỗn hợp, tổng diện tích 819,63ha; vùng phát triển phức hợp du lịch, dịch vụ và dân cư, diện tích 1.235ha, bố trí ở khu vực Bãi Trường.

Vùng phát triển nông nghiệp diện tích 5.813ha, phân thành 3 khu vực là làng nghề, nông thôn và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vùng lâm nghiệp diện tích 37.802ha gồm rừng quốc gia và rừng phòng hộ. Vùng cây xanh cảnh quan, công viên mặt nước và không gian mở. Vùng đặc biệt 2.624ha bao gồm sân bay, cảng biển; khu phi thuế quan; khu tiểu thủ công nghiệp; khu tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Nhà tù Phú Quốc; trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, trường đua; các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối của đảo.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư phát triển thành phố Phú Quốc từ nay đến năm 2020 khoảng 11.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn nước ngoài, vốn từ khu vực kinh tế tư nhân và hộ gia đình.

Trong tương lai Phú Quốc sẽ được đầu tư để phát triển thành đặc khu hành chính – kinh tế đặc biệt trực thuộc Trung Ương, thành phố du lịch sinh thái biển đảo. Tập trung đầu tư xây dựng đến năm 2020 cơ bản  trở thành một trung tâm du lịch sinh thái biển chất lượng cao, hình thành bộ khung kỹ thuật, hạ tầng đô thị đồng bộ. Phát triển hài hòa với bảo tồn cảnh quan rừng quốc gia, vẻ đẹp hoang sơ của bờ biển, sông suối, bảo đảm an ninh quốc phòng.

Người đăng: TST (Theo PQNews)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Đề án thành lập thành phố Phú Quốc

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc