top-banner-2

Thứ tư, 13/11/2024, 10:08 GMT+7

Nhìn lại hành trình 10 năm của Grab tại Việt Nam

Viết bởi ducanh   
Thứ tư, 13/11/2024, 10:08 GMT+7

Sau một thập kỷ, ứng dụng Grab đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều khách hàng, mang lợi ích của nền kinh tế số đến với thêm nhiều người dân Việt Nam.

nhin-lai-hanh-trinh-10-nam-cua-grab-tai-viet-nam

Những smartphone xa lạ ngày nào giờ đã trở thành “vật bất ly thân” của nhiều bác tài công nghệ

Năm 2014, Grab lần đầu tới Việt Nam mang dịch vụ di chuyển an toàn, tiện lợi, đáng tin cậy hơn đến với người dân Việt. Với nhiều bác tài thời ấy, sự xuất hiện của Grab giống như một "làn gió lạ" mang đến những thay đổi chưa từng có. Từ những chiếc điện thoại "cục gạch" quen thuộc, lần đầu tiên nhiều bác tài được làm quen với chiếc smartphone (điện thoại thông minh), rồi học cách tải ứng dụng và thao tác trên đó. 

Những kỷ niệm đầu tiên

Chú Nguyễn Tiến (68 tuổi, TPHCM) bồi hồi nhớ lại: "Hồi đó mới dùng điện thoại thông minh, đâu có biết app (ứng dụng) này app nọ gì đâu. Mình cứ ra chỗ bán điện thoại đó, nhờ họ chỉ dạy cho cái nọ cái kia, riết rồi quen thôi. Mình biết cách sử dụng rồi thì mình lại chỉ dạy cho mấy bạn khác".

Nhìn lại hành trình 10 năm của Grab tại Việt Nam- Ảnh 2.

Không chỉ các tài xế, nhiều người dùng cũng có những trải nghiệm lần đầu tiên với các dịch vụ của Grab

Trở thành đối tác tài xế của Grab, nhiều bác tài cũng lần đầu tiên có cho mình tài khoản ngân hàng, lần đầu tiên được tiếp cận các dịch vụ tài chính số. Không dừng lại ở đó, những chương trình đào tạo trực tiếp, khóa học trực tuyến trên GrabAcademy cũng là lần đầu tiên nhiều tài xế được học các kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc khách hàng… một cách bài bản.

Là một trong những đối tác tài xế Grab đầu tiên tại Đà Nẵng, cô Võ Thị Thu Sương (68 tuổi) chia sẻ: "Nhờ lớp dạy tiếng Anh của Grab mà mình được củng cố kĩ năng ngoại ngữ vốn đã mai một từ lâu. Giờ mình tự tin chở khách nước ngoài và giới thiệu cho họ về các danh lam thắng cảnh của quê hương".

Những cô bác lần đầu trải nghiệm dịch vụ xe công nghệ

Ngay cả với hành khách, sự xuất hiện của ứng dụng Grab cũng đánh dấu rất những lần đầu tiên trải nghiệm dịch vụ gọi xe trên ứng dụng điện thoại mà không cần gọi tổng đài.

Cô Mai Liên (64 tuổi, Đà Nẵng) giờ đây đã thành thạo cách đặt xe trên Grab chia sẻ: "Hồi đầu cô có biết Grab là gì đâu, sau được con gái hướng dẫn thì thấy đặt qua app vừa biết trước giá tiền, vừa theo dõi được lộ trình di chuyển nên yên tâm hơn hẳn". Đặc biệt, từ ngày có thêm các dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm và GrabCar Tiết Kiệm, cô Liên chuyển hẳn sang ứng dụng này để di chuyển tiết kiệm hơn, hôm thì đi chơi, hôm thì đi đón cháu.

Nhìn lại hành trình 10 năm của Grab tại Việt Nam- Ảnh 3.

Sự xuất hiện của GrabFood cũng đánh dấu lần đầu “lên app” của nhiều hàng quán địa phương

Không chỉ dừng lại ở việc di chuyển, với chị Ngọc Hà (45 tuổi, TP. HCM), đó còn là lần đầu tiên chị đi chợ "online". Nhớ lại khoảng thời gian thành phố giãn cách xã hội, chị Hà cho biết: "Nhờ có các bác tài GrabMart đi chợ hộ mà bữa cơm nhà lúc đó được đầy đủ dinh dưỡng, cả nhà có thêm sức khoẻ để vượt qua mùa dịch COVID-19 năm ấy."

Có thể thấy, từ những thành phố đầu tiên, màu xanh lá của Grab nay đã len lỏi khắp các tỉnh thành trên cả nước. Với hơn 15 loại hình dịch vụ đa dạng tích hợp trên một ứng dụng, đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu của người dùng từ di chuyển đến mua sắm, Grab đã trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống hàng ngày của nhiều khách hàng.

Bước đi đầu tiên trên hành trình chuyển đổi số

Năm 2018, Grab tiếp tục mở rộng danh mục dịch vụ của mình với dịch vụ GrabFood (giao đồ ăn) giúp nhiều nhà hàng, quán ăn vốn chỉ bán tại chỗ lần đầu tiên được "lên app". 

Bên cạnh việc tiếp cận được lượng khách hàng lớn hơn, các đối tác nhà hàng cũng từng bước "chuẩn hóa" hoạt động kinh doanh trong thời đại số nhờ những chương trình đào tạo từ Grab. Đặc biệt, Grab cũng thường xuyên tổ chức nhiều buổi chia sẻ dành cho các đối tác, hướng dẫn cách tối ưu hóa thực đơn, cách sử dụng hình ảnh hấp dẫn để thu hút khách hàng, cũng như áp dụng các công cụ quảng cáo để tăng doanh thu.

Từng lo lắng khi tập tành khởi nghiệp ở tuổi 60, thương hiệu Cà phê kem ông Minh của cô Nguyễn Thị Lâm (TP.HCM) nay đã trở thành "ngôi sao sáng" trên bản đồ cà phê, với hơn 100 đơn mỗi ngày nhờ hợp tác với Grab. Cô Lâm tâm sự: "3 năm trước khi bắt đầu tập tành bán cà phê, cô đã lên tận trụ sở của Grab để tìm hiểu và nhờ tư vấn. Đó cũng là lần đầu tiên cô được hiểu thế nào là bán hàng trên app".

Theo ghi nhận, doanh thu trung bình hàng tháng của các đối tác nhà hàng GrabFood hiện nay đã tăng gấp 3 lần so với năm 2018, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ nhờ hợp tác với Grab.

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam chia sẻ: "Nhìn lại hành trình 10 năm đã qua, thành tựu lớn nhất mà chúng tôi có được chính là sự tiếp nhận và tin tưởng của người dùng, của các đối tác. Hướng đến tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng lợi ích từ nền tảng số của mình đến với nhiều tỉnh thành hơn, tiếp cận đến nhiều nhóm khách hàng hơn, để ngày càng nhiều người dân Việt Nam được tiếp cận và hưởng lợi từ nền kinh tế số".

(nguồn: baochinhphu.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Nhìn lại hành trình 10 năm của Grab tại Việt Nam

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc