Hàng trăm năm lịch sử đã tạo nên những gia tộc nổi tiếng ngành công nghiệp rượu |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ sáu, 12/04/2019, 15:18 GMT+7 |
Những gia tộc đứng sau các thương hiệu rượu nổi tiếng nhất thế giới đã có "tuổi đời" hàng vài trăm năm. Quyền lực của họ vẫn được giữ vững do lợi thế đến từ một ngành công nghiệp đòi hỏi tính lâu dài.
"Cơn sốt" rượu rum nhẹ bỗng dưng bùng lên khắp thế giới đã giúp hàng tỷ USD được "đổ" vào tài sản của những gia đình này kể từ năm 1862, theo đó hàng trăm thành viên sinh sống ở nhiều nơi khác cũng trở nên giàu có. Khoảng 6 triệu chai rượu Rum và Cocacola được sử dụng mỗi ngày và sự phổ biến của loại cocktail cổ điển có tên Cuba Libre đã giúp công ty Bacardi bán được 17 triệu thùng rượu cùng tên vào năm 2017. Chẳng khác gì một vụ thương vụ làm ăn gia đình nếu đồ uống ưa thích của bạn là Negroni, với 1 phần nguyên liệu là chai Campari, tiền sẽ chảy vào túi gia tộc người Ý Garavoglia. Bạn thích 1 ly Cosmo? Nếu rượu mùi vỏ cam của bạn là Cointreau (với 90% sẽ là loại này) thì France Heriard Dubreuils sẽ có phần của mình. Kinh doanh gia đình chiếm ưu thế Những thương hiệu đồ uống nổi tiếng này, có nguồn gốc từ 1.300 năm, thể hiện cho việc các gia tộc đằng sau đó đã trụ vững trong cả ngành công nghiệp như thế nào dù rất nhiều trong số đó đã niêm yết vào những năm qua. Tầm kiểm soát và quyền sở hữu của họ so với các doanh nghiệp khác đã cho thấy khoản lợi nhuận thực sự tuyệt vời. 7 trong số các gia tộc kinh doanh rượu giàu có nhất hành tinh nắm giữ cổ phần có giá trị khoảng 70 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index. Bản chất của ngành công nghiệp rượu đòi hỏi những chiến lược, kế hoạch dài hạn và do đó nó đặc biệt phù hợp với việc sở hữu theo gia đình, theo Alexandre Ricard - CEO của Pernod Ricard SA. Ông cũng là cháu của Paul Ricard - người sáng lập công ty vào năm 1932. Ông nói: "Chúng tôi quản lý hàng tỷ euro trong kho với thời gian lưu trữ trung bình khoảng 7 năm. Đây là một ngành công nghiệp có đặc thù là sự lâu dài." Pernod Ricard cũng đã tiết lộ bước đi bền vững cho năm 2030. Tương tự như gia tộc Brown. Elizabeth Conway, đại diện phát ngôn của Brown-Forman, nhà sản xuất Jack Daniel's, cho biết: "Được làm việc với các cổ đông gắn bó lâu dài và tận tuỵ với gia đình Brown đã cho chúng tôi lợi thế để đề ra chiến lược quan trọng, đặc biệt là trong một ngành công nghiệp có những sản phẩm lâu đời và thương hiệu tồn tại qua nhiều thế hệ." Một hoạ sĩ vẽ lại chân dung George Garvin Brown (trái) và hình ảnh ông đứng bên cạnh chiếc xe quảng cáo cho thương hiệu Brown-Forman bên ngoài nhà máy chưng cất (phải). Việc giữ vững cách thức kinh doanh đối với những sản phẩm này lại khó khăn hơn cho các gia đình. Các thương vụ sáp nhập đã tăng lên, khả năng tái đầu tư và mua lại những thương hiệu nổi tiếng là một điều dễ dàng hơn đối với những doanh nghiệp có quy mô dẫn đầu ngành công nghiệp như Diageo. Công ty này ghi nhận doanh thu hàng năm là 12 tỷ USD, sở hữu các thương hiệu lớn. Một trường hợp điển hình có thể là gia đình Bronfmans, xây dựng khối tài sản từ rượu whisky của Canada trong Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ. Công ty Seagram của họ vẫn là một trong những nhà sản xuất đồ uống có cồn lớn nhất thế giới vào những năm 1990. Tuy nhiên, một vấn đề đã xảy ra, dẫn tới việc chia nhỏ và bán lại các mảng kinh doanh. Mảng đồ uống đã "về tay" Pernod Ricard và Diageo vào năm 2000. Hình ảnh nhà máy của Bacardi cùng các thành viên của gia tộc và chân dung Don Facundo Bacardí Massó. Giờ đây, Elliott Management cũng đang hướng đến chính Pernod Ricard, họ đang thúc giục công ty này phải cắt giảm các loại chi phí và đại tu trong việc quản trị doanh nghiệp. Sự tham gia của quỹ phòng hộ này đã khiến một số nhà phân tích suy đoán rằng Pernod có thể trở thành "con mồi" cho sự tranh giành giữa Diageo và tỷ phú Bernard Arnault của LVHM. CEO Ricard cho biết: "Pernod Ricard là một công ty độc lập và là một cơ sở kinh doanh hợp nhất của ngành công nghiệp". Ông cũng lưu ý rằng sự tiếp cận lâu dài, hướng đến người tiêu dùng của gia đình đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của công ty và giá trị vốn hoá hiện tại là 48 tỷ USD. Quyền kiểm soát vẫn không suy giảm dù công ty đã niêm yết Tuy nhiên, mức định giá 5,1 tỷ USD mà nhà sản xuất rượu tequila Patron thu về khi Bacardi mua lại vào đầu năm ngoái đã cho thấy sức mạnh tài chính cần có khi cạnh tranh trong ngành công nghiệp sản xuất rượu. Công ty rượu thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới đã vay mượn tới 3,5 tỷ USD để hoàn thành thương vụ này, dẫn đến việc Moody's hạ tín nhiệm. Công ty có trụ sở tại Bermuda này hiện ghi nhận doanh thu hàng năm là khoảng 4,1 tỷ USD sau khi đưa Patron vào "bộ sưu tập" các thương hiệu đang sở hữu. Cổ phần mà cả gia đình này nắm giữ có giá trị khoảng 19 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Shinjiro Torii và nhà máy chưng cất rượu Yamazaki. Duncan Fox, một nhà phân tích của Bloomberg Intelligence, cho biết: "Họ sở hữu một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm nếu họ trở thành công ty niêm yết." Tuy nhiên, gia tộc này lại không có ý định cho IPO và khả năng huy động vốn cho thương vụ Patron cũng cho thấy họ cũng không có nhu cầu cấp bách. Gia tộc Saji và Torii của Nhật Bản cũng sở hữu khối tài sản khổng lồ đến từ kinh doanh rượu. Gia tộc này đã sáng lập và đưa công ty "lên sàn" vào năm 2014. Việc niêm yết cũng không hề làm giảm quyền kiểm soát chặt chẽ của các gia tộc đối với công ty sản xuất rượu khác. Gia tộc Ricard của Pháp nắm giữ 16% cổ phần của công ty và vẫn có tầm ảnh hưởng đáng kể bởi ông Alexandre vẫn là CEO và chủ tịch. Gia tộc này đã trì hoãn việc thoái vốn trong một thời gian dài. Hiện tại họ đang sở hữu một trong những khối tài sản lớn nhất nước Pháp, như một minh chứng cho sự thông thái trong quyết định của mình. Theo Hương Giang (Trí Thức Trẻ)/Cafebiz.vn - 12/4/2019 Link nguồn: http://cafebiz.vn/hang-tram-nam-lich-su-da-tao-nen-nhung-gia-toc-noi-tieng-nganh-cong-nghiep-ruou-20190412134908286.chn Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|