Bài toán xây dựng thương hiệu ẩm thực truyền thống |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ sáu, 08/12/2017, 09:51 GMT+7 | |
Theo các chuyên gia, khá nhiều các món ăn truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, có danh tiếng nhưng chưa có thương hiệu. Các doanh nghiệp sở hữu những “danh tiếng” này cũng chưa thực sự quan tâm tới việc xây dựng thương hiệu. Vì vậy khi đối mặt với bài toán cạnh tranh của thị trường, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ mất trắng “danh tiếng” mà họ sở hữu. Để phân biệt giữa danh tiếng và thương hiệu, có thể hiểu rằng: Danh tiếng là tên tuổi được hình thành một cách tự nhiên, dựa trên sự công nhận “bất thành văn” của xã hội. Thương hiệu là tên tuổi được hình thành mang tính chủ đích, được pháp luật công nhận và bảo hộ. Nếu một quán bán phở ngon, được thực khách công nhận bởi nước dùng thanh, bò mềm, béo, bánh phở thơm, nhiều người đưa gia đình, bạn bè đến thưởng thức. Lâu dần, quán phở đó trở nên nổi tiếng. Vậy quán phở đó đã sở hữu danh tiếng. Nếu quán phở đó đăng ký bảo hộ thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bài bản, dùng các giải pháp truyền thông cho tên tuổi họ sở hữu…. thì quán phở đó đã sở hữu được thương hiệu. Trường hợp thứ ba, nếu quán phở đó sở hữu danh tiếng nhưng không xây dựng thương hiệu. Một ngày nào đó có thể quán phở bên cạnh họ mở ra, đặt tên tương tự. Quán phở mới mở lại chủ động đi đăng ký bảo hộ thương hiệu “nhái”, thì quán phở ban đầu có thể sẽ mất trắng danh tiếng họ vốn sở hữu. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp gia đình đang sở hữu những tên tuổi ẩm thực truyền thống có danh tiếng nhưng chưa có thương hiệu không rơi vào bối cảnh như trên? Chương trình CEO – Chìa khoá thành công đã đề cập đến vấn đề này trong chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tài sản thương hiệu” phát sóng vào ngày 10/12/2017 trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Doanh nhân Nguyễn Đình Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn EDX trong vai trò CEO giải quyết vấn đề. Doanh nhân Nguyễn Đình Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn EDX Một doanh nghiệp gia đình xuất phát từ làm nghề bánh cốm truyền thống ở phố Hàng Than Hà Nội ngày xưa. Vào thời kỳ đầu, doanh nghiệp đặt tên gọi là tên loại bánh đó và thêm tên phố có cửa hàng của gia đình. Nhờ có bí quyết riêng nên dù ở con phố này có một số cửa hàng làm bánh khác nhưng bánh của công ty ngon nhất và có uy tín nhất. Theo thời gian, công ty làm ăn phát đạt, khách hàng cả nước tìm đến mua hàng, bà con Việt Kiều cũng ưa chuộng và tìm đến mua hàng. Đến nay, thương hiệu đã nổi tiếng, thị trường mở rộng. Con cháu trong doanh nghiệp cũng bắt kịp xu hướng, phát triển kinh doanh. Nhất là khi khách du lịch ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm của công ty. Nhìn thấy công ty làm ăn tốt thì nhiều cửa hàng bên cạnh cũng mở ra làm bánh cốm và cũng lấy tên gần giống với tên sản phẩm của công ty. Đến nay, bỗng nhiên thấy tình hình kinh doanh giảm sút, CEO tìm hiểu thì phát hiện : khách hàng khi đến tìm mua bánh cốm hàng Than lại tìm đến các cửa hàng khác. Còn khách ở tỉnh cũng không đòi quá cao về chất lượng và khẩu vị như khách Hà Nội, các thành phố lớn và Việt Kiều nên bị các công ty khác dành mất khách hàng. Đến nay, các cửa hàng mang tên bánh cốm hàng than rất nhiều và khách hàng không biết đâu là cửa hàng chính hiệu của công ty. Lúc này CEO nhận thấy cần phải nhanh chóng xây dựng thương hiệu bài bản, đầu tư đúng mức cho truyền thông để tạo sự khác biệt, vượt trội, sắc nét, gắn với văn hoá truyền thống, cho sản phẩm mới có thể duy trì sức cạnh tranh lâu dài. Đồng thời, đưa doanh nghiệp đi xa và phát triển bền vững. Nhưng khi CEO vừa đưa ra ý kiến, đã ngay lập tức bị các cổ đông khác là những người trong họ hàng phản đối kịch liệt. Theo họ, công ty đang làm ăn yên lành, sản phẩm đang bán cả nước. Tại sao tự nhiên lại phải bỏ tiền làm những thứ không sát thực. Theo dõi trận tranh biện, khá nhiều bạn trẻ đứng về phía CEO. Trong đó bạn Hải Phượng cho rằng: “Doanh nghiệp đang sở hữu danh tiếng là một lợi thế. Tuy nhiên nếu không xây dựng thương hiệu thì doanh nghiệp sẽ khó duy trì và phát triển được danh hiệu vốn có.” Ngược lại, bạn Phùng Dũng là một trong số những bạn ủng hộ ý kiến của các cổ đông lại cho rằng: “Các giải pháp CEO đưa ra để thay đổi cục diện của doanh nghiệp chưa thực sự thuyết phục. Nếu xây thương hiệu vào lúc này, khi doanh số đang tụt giảm, lại mất thêm chi phí khá lớn thì có thể sẽ lợi bất cập hại”. Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO sẽ thuyết phục các thành viên HĐQT như thế nào? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Tài sản thương hiệu ” vào 10h chủ nhật ngày 10/12/2017. Chương trình CEO – Chìa khoá thành công Chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán thương hiệu” Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.
Thạch Ngọc * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|