Chuyển đổi mô hình - Phát triển bền vững |
Viết bởi ducanh | |
Thứ sáu, 09/06/2017, 16:34 GMT+7 | |
Xây dựng một công ty thành công là một việc khó khăn với mỗi doanh nhân. Và để công ty phát triển chuyên nghiệp, bền vững… thì càng cần những chiến lược cụ thể, thích hợp và bài bản trong từng giai đoạn. Đó cũng chính là một bài toán không hề đơn giản cho từng doanh nghiệp. Trong xu thế phát triển và hội nhập, bất kể doanh nghiệp (DN)nào cũng phải đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Trừ một số DN gia đình lớn đã chuyển sang mô hình tập đoàn, hầu hết các DN của Việt Nam đều thuộc khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm trên 95% số lượng DN). Bước ra thị trường, các DN này phải đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối thủ, thậm chí là những doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước. Bởi vậy, nếu không chuẩn bị sẵn tâm thế, không có những chuyển đổi mô hình linh hoạt khi đứng trước các cơ hội rộng mở…. thì DN khó có thể phát triển và trụ vững trên thị trường.
CEO, cổ đông và các chuyên gia tham gia chương trình CEO - Chìa khóa thành công phát sóng Chủ nhật ngày 11/6/201 trên VTV1 Đây cũng chính là vấn đề được đặt ra trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược phát triển”, lên sóng 10h sáng Chủ nhật ngày 11/6/201. Chương trình đề cập đến câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình chuyên sản xuất và kinh doanh gốm sứ mỹ nghệ có thâm niên và uy tín thị trường. Sau một giai đoạn phát triển thành công, từ một dòng sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ ban đầu, nắm bắt được cơ hội có thể mở rộng hơn nữa các hoạt động kinh doanh, DN đã mở thêm các mảng sản phẩm khác như: gốm sứ kỹ thuật, sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, cung cấp và phân phối nguyên vật liệu cho ngành gốm sứ… Cùng với thời gian, CEO của DN nhận thấy nếu không mở rộng mô hình để trở thành công ty mẹ - con (trong đó sẽ kêu gọi cổ phần cho các công ty con), không phát triển lên thành một tập đoàn đa ngành, không tận dụng cơ hội đang mở ra… thì DN rất khó có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, ý kiến này của CEO đã vấp phải sự phản đối của nhiều thành viên trong HĐQT.
CEO và các cổ đông cùng tranh luận trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công Vậy DN có nhất thiết cần chuyển đổi mô hình hay không? Và việc chuyển đổi mô hình sẽ thực hiện theo lộ trình như thế nào?.... Đây chính là những câu hỏi mà các chuyên gia tư vấn đặt ra cho CEO của chương trình, nhằm giải quyết sự bất đồng giữa CEO và HĐQT. Sự vào cuộc của 2 chuyên gia, là ông Robert Trần - Tổng Giám đốc tập đoàn tư vấn chiến lược Tập đoàn Robenny Khu vực Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương và bà Đào Thị Thiên Hương - Phó Tổng giám đốc Công ty PwC, đã từng bước giúp CEO tìm ra được lời giải hợp lý cho Các chuyên gia lắng nghe ý kiến phản biện của CEO Theo bà Đào Thị Thiên Hương, khi một DN muốn quyết định đi theo mô hình nào thì vấn đề chiến lược phải được đặt lên hàng đầu theo từng lộ trình cụ thể. DN cũng nên xem xét, cân nhắc quá trình phát triển cần huy động vốn ra sao. Từ các tổ chức tín dụng hay từ các cổ đông thông qua việc cổ phần hóa. Và đối tác huy động vốn ở đây là các quỹ đầu tư hay các cổ đông chiến lược. Rồi bài toán về nhân sự sẽ giải như thế nào. Một điều mà DN không thể không lưu ý, đó là là khi chuyển đổi sang mô hình có quy mô lớn hơn, DN sẽ phải đối diện với một quá trình chuyển đổi không chỉ đơn thuần về mặt nhân sự mà còn là một quá trình chuyển đổi về mặt tư duy quản lý và kinh nghiệm quản lý, điều hành. Đó chính là những yếu tố quyết định phần lớn đến câu chuyện DN nên thành lập mô hình công ty mẹ - con hay mô hình công ty mẹ và các chi nhánh… Tiếp nối ý của bà Đào Thị Thiên Hương, ông Robert Trần nhấn mạnh: việc DN nắm bắt cơ hội là chuyện bình thường và tất yếu. Tuy nhiên, CEO và cổ đông phải xác định rõ định hướng của DN. Thứ nhất là chiến lược tăng trưởng? Liệu có bền vững hay không? Thứ 2 là chiến lược cạnh tranh. Bởi chính từ chiến lược này, DN mới đưa ra được quyết định có nên đa dạng hóa ngành nghề để cạnh tranh hay không? Và khi đã xác định được chiến lược cạnh tranh rồi thì DN có thể áp dụng rất nhiều cách như: M&A, hợp tác hoặc đưa ra những dòng sản phẩm khác nhau… để phát triển DN. Thông qua những gợi ý của các chuyên gia trong chương trình, bản thân CEO cùng nhiều doanh nghiệp khác có thể tự tìm được cho mình những lời giải, những định hướng phù hợp cho sự phát triển của DN. Và những ý kiến đa chiều của các chuyên gia trong chương trình cũng tạo nên sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng xã hội trên trang fanpage.
PV * Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|