‘Cây súp lơ trong ký ức tôi' đạt giải nhất cuộc thi viết ‘Hành trình Hạnh phúc’ |
Viết bởi Nam Anh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thứ tư, 01/11/2017, 11:57 GMT+7 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Với lối viết giản dị nhưng chứa đựng nhiều kịch tính, nội dung nói lên được tình cảm, lòng yêu thương của những thành viên gia đình, bài viết “Cây súp lơ trong ký ức tôi” của tác giả Lương Thiện Thảo Nguyên (Q.9, TP.HCM) đạt giải nhất cuộc thi viết “Hành trình Hạnh phúc”, cũng là bài viết duy nhất đạt tiêu chí của giải nhất cuộc thi.
Sau 2 tháng chờ đợi, kết quả cuộc thi viết “Hành trình Hạnh phúc” đã được công bố vào ngày 31/10/2017, với gần 50 giải thưởng và tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 100 triệu đồng. Cuộc thi được tổ chức bởi Liên đoàn Lãnh đạo và Doanh nhân trẻ Hà Nội - JCI Hanoi cùng Dự án Sách và Hành động nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/03, với mục đích khuyến khích mọi người dân Việt Nam sống hạnh phúc hơn thông qua đọc, hiểu, và chia sẻ về chủ đề này. Tính đến thời điểm kết thúc giai đoạn nhận bài dự thi, BTC đã nhận được gần 1.600 bài viết. Số lượng bài dự thi và lượng người tiếp cận, quan tâm đến cuộc thi trên trang mạng xã hội và website của cuộc thi đã nói lên được mức độ lan tỏa và ý nghĩa to lớn của “Hành trình Hạnh phúc” đối với cộng đồng. Mỗi bài viết là một sự chia sẻ, mỗi người đọc là một sự đồng cảm, đối với những câu chuyện dù buồn, dù vui. Hai bài viết “Năm ấy là năm 1963, Khởi đầu hành trình hạnh phúc” của GS. Phan Văn Trường - và “Những người yêu nhau rồi sẽ về với nhau” của anh Trần Bằng Việt - Nguyên Tổng Giám đốc Taxi Mai Linh đã được Ban giám khảo trao giải Đặc biệt vì sự đóng góp, cống hiến của hai tác giả đối với cuộc thi và cộng đồng. Bài viết của GS. Phan Văn Trường được hàng chục ngàn bạn đọc chia sẻ, đặc biệt là phần cuối của bài viết: Có lần tôi hỏi cha tôi: "Bố ạ, thế nào là thành công? Thế nào là một cuộc đời sung mãn và hạnh phúc?" Ông nhìn đứa con và chậm rãi trả lời: "Người thành công là người muốn khẩn khoản chia lại những gì phúc lành đã ban cho mình. Chia lại tài sản, chia lại kiến thức, chia lại kinh nghiệm sống". Tôi lại hỏi cha: "Còn thế nào là hạnh phúc?" thì cha mới mỉm cười và ôn tồn chia sẻ với tôi: "Con ạ, hạnh phúc là cái gì con cảm nhận được khi con đã chia sẻ thật nhiệt tình, với tất cả lòng trong sáng từ bi." Và cha còn nói thêm: “Con hãy đem cả thân thế của con để xây dựng tình người, con hãy dùng tài sản riêng tư như là những viên gạch để kết nối và đoàn kết người với người. Con đừng bao giờ nhìn lên hay nhìn xuống mà coi mỗi người như là một người bạn đồng hành, đón nhận họ với những cá tính của họ, con hãy quý trọng ý kiến của mỗi người, vì chỉ có sự đa dạng mới làm nên một xã hội hùng mạnh, một đất nước trù phú.” TS. Lê Thanh Dũng - Thành viên Ban Giám Khảo cuộc thi đã nói về bài viết của GS. Phan Văn Trường như sau: “Bài viết có tính tư tưởng cao. Gặp tai họa không than vãn mà tự mình lặng lẽ khắc phục trong tình huống muôn vàn khó khăn, không để gia đình và người thân phải lo lắng. Bằng trí tuệ, nghị lực và tấm lòng chân thành, nhân vật đã chiếm được tình cảm yêu thương che chở của nhiều người và đã đi tới thành công trong cuộc đời. Bài viết có tác dụng khuyến khích, gợi mở rất tốt cho lớp trẻ đang phấn đấu để hoàn thiện mình. Chuyện kể cô đọng, nhằm thẳng vào đề tài hành trình hạnh phúc.” Ông cũng đồng thời chia sẻ cảm nhận về bài viết của anh Trần Bằng Việt: “Bài viết là quá trình bền bỉ phấn đấu đồng thời cho hai điều quan trọng của tuổi trẻ. Đó là sự nghiệp và tình yêu. Trong cả hai lĩnh vực nhân vật trong truyện tỏ ra là người kiên cường không biết mệt mỏi. Một tính cách đàn ông mạnh mẽ hoà trộn với sự ôn hoà, mềm mỏng. Là bài học tốt cho lớp trẻ noi theo trong đường đời". Tác giả viết: "Như nàng đã chọn tình yêu cho dù phải trái ý gia đình, tôi chọn tình yêu thay vì sự nghiệp. Đến yêu mà còn không dám thì thành công mà để làm gì!" Tuy nhiên không phải họ yêu mù quáng vì nhân vật đã thành công cả trong sự nghiệp trong khi bảo vệ được tình yêu. Chuyện kể thật thà hồn nhiên về sự nghiệp và tình yêu.” Ban Giám khảo cùng thống nhất cao rằng “Hai bài vượt trội so với các bài còn lại. Do qua trải nghiệm đường đời cho nên cách diễn đạt chững chạc giản dị; nội dung câu chuyện hấp dẫn phong phú đồng thời có kết cấu mạch lạc, sáng sủa. Vậy nên xin trao giải đặc biệt cho hai bài này”. Quá trình chấm bài thi được thực hiện bởi Ban giám khảo cuộc thi, bao gồm Nhà báo Nguyễn Quang Dy, tốt nghiệp Harvard University (Nieman Fellow, 1992-1993), đã từng làm việc tại Bộ Ngoại Giao (1971 - 2005) và TS.Lê Thanh Dũng chuyên ngành điện tử tin học viễn thông, đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng “Chuyện nghề của Thủy” (2013). Danh sách đạt giải như sau:
PV *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|