top-banner-2

Thứ năm, 22/08/2019, 13:58 GMT+7

'Tư duy không bao biện' - Bí quyết để trở thành người dũng cảm và thành công

Thứ năm, 22/08/2019, 13:58 GMT+7

Buông bỏ lối tư duy bao biện cho những lần thất bại hay làm sai sẽ giúp bạn trở thành người mạnh mẽ và dũng cảm hơn. Bạn sẽ không bao giờ biện minh nữa khi đọc cuốn sách này!

Tóm tắt nội dung

Chẳng dễ dàng gì để thay đổi thói quen bao biện. Có những người khi thất bại thường bao biện bằng những yếu tố bên ngoài như thời gian, tiền bạc, con người…Nhưng bạn có biết, càng biện minh cho bản thân thì bạn càng không nhìn nhận được sai lầm của mình. Tư duy không bao biện của tác giả Farshad Asl, cuốn sách giúp chúng ta xóa bỏ tất cả những lời biện minh cho những thiếu sót và thất bại của bản thân. Nhờ cuốn sách này, bạn sẽ hiểu được sự khác biệt giữa những người thành công và người thất bại khi gặp những vấn đề trên. Tư duy không bao biện là chuyến phiêu lưu giúp bạn loại bỏ lối bao biện trong cuộc sống, khi đã học được cách không bào chữa, bạn sẽ mạnh mẽ, trưởng thành hơn, biết cách chuẩn bị tốt hơn và tập trung cao độ để thành công.

tu-duy-khong-bao-bien-1

Cuốn sách này dành cho những ai?

  • Cuốn sách dành cho các doanh nhân, nhà lãnh đạo, nghệ sĩ, những người trung niên và thế hệ trẻ. Bất cứ ai muốn loại bỏ tư duy bao biện và muốn tìm các giải pháp thay thế để vượt qua thử thách.
  • Cuốn sách dành cho ai muốn tìm hiểu cách rèn luyện các kỹ năng giúp loại bỏ sự bao biện ra khỏi mọi khía cạnh của cuộc sống như: trong gia đình, kinh doanh, sự nghiệp..., nhằm khai thác trọn vẹn những tiềm năng bên trong của bản thân.

Không bao biện trong sự phát triển bản thân

Farshad Asl đã đưa một ví dụ thuyết phục của lối sống “không bao biện” trong sự phát triển bản thân đó là Abraham Lincoln – vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, ông là một nhà vô địch và chưa bao giờ bỏ cuộc trong chặng đua nào của cuộc đời. Có lẽ chính sự kiên trì đó đã phác họa con đường đi đến Nhà Trắng của ông: ông bắt đầu sự nghiệp chính trị bằng cuộc tranh cử vào cơ quan lập pháp tiểu bang nhưng thất bại, mượn bạn một số tiền để làm ăn nhưng phá sản, dành 17 năm để trả nợ; nỗ lực trở thành người phát ngôn của cơ quan lập pháp nhưng thất bại, chạy đua vào Quốc hội và tiếp tục nhận lấy thất bại, nộp đơn ứng tuyển một công việc liên quan đến đất đai tại tiểu bang của ông, nhưng bị từ chối; trở thành ứng cử viên Phó Tổng thống tại hội nghị quốc gia của Đảng ông tham gia và nhận được chưa đến 100 phiếu bầu…Và cuối cùng may mắn đã mỉm cười với Abraham Lincoln khi ông đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 1860.

Chính vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là minh chứng cho tư duy sống không bao biện từ những thất bại. Ông là người luôn phấn đấu để cải thiện bản thân và làm những điều mà không một ai sẽ làm: Cho phép bản thân không thoải mái với thực tại và thúc đẩy mình phát triển mỗi ngày! Abraham Licoln đã xem mọi thử thách là một cơ hội tuyệt vời để ông phát triển chính mình, ông không dùng lời nói để bao biện lý do mình liên tục gặp thất bại mà dùng hành động làm phương tiện để chứng tỏ bản thân mình.

tu-duy-khong-bao-bien-3

Không bao biện trong gia đình

Farshad Asl nhận ra rằng tư duy “Không bao biện” được rèn giũa qua việc định hướng. Ông cho rằng nhà là nơi chúng ta cho con cái thấy được rằng cha mẹ và con cái có thể cùng nhau trò chuyện, cùng học hỏi và thành công. Tác giả đã truyền đạt lại 3 câu hỏi yêu thích mà ông hỏi các con của mình ít nhất một lần mỗi tuần.

Đó là:

• Các con đã học được những gì trong tuần này?

• Tuần này các con đã bật cười vì điều gì?

• Điều gì đã thách thức các con trong tuần này?

“Chúng ta dạy những đứa trẻ sống “không bao biện” sớm chừng nào thì chúng sẽ có thể đi xa hơn chừng đó trong cuộc sống của chúng sau này. Gia đình nên là một vương quốc, nơi mà tinh thần “không bao biện” nên tồn tại, bởi vì gia đình và bạn bè nói lên bạn là ai. Hãy luôn cho họ tất cả những gì bạn có mà không đưa ra lời bao biện nào.” - Farshad Asl nhắn nhủ.

Không bao biện trong công việc

Chẳng ai muốn nghe những lời bao biện quá nhàm chán như: “Tôi nghĩ vẫn còn thời gian cho việc này”, Tại xe tôi hư nên tôi…”, “Vì lý do Abc nên tôi không thể hoàn thành đúng hạn công việc”… Viện cớ là một trong những lý do khiến cho một cá nhân cứ dậm chân tại chỗ, viện cớ mà không tìm phương hướng giải quyết sẽ dẫn đến sự thất bại của cả tổ chức.

Đặc biệt lối suy nghĩ 3D và tư duy không bao biện đóng vai trò “then chốt” trong bí kíp của những doanh nhân. “Không bao biện” là văn hóa cốt lõi, rất quan trọng trong kinh doanh. Kinh doanh là một môi trường không có sự nhân nhượng, nơi mà những kẻ cơ hội kiếm ăn trên những người không có sự chuẩn bị và những kẻ gặp thất bại do chính những bao biện của họ.

Bào chữa cho những thiếu sót trong kinh doanh đồng nghĩa với việc mất đi sự uy tín cũng như tầm nhìn của một công ty. Trong Tư duy không bao biện, tác giả đã đưa ra giải pháp gồm bảy chữ “I” của tư duy “Không bao biện” trong kinh doanh:

1. Inspiration (Cảm hứng): Đó là nguồn năng lượng giúp bạn làm được những điều vượt xa khả năng của bạn.

2. Incentive (Động cơ): Đó là yếu tố thúc đẩy sức mạnh ý chí trong bạn tăng lên theo cấp số nhân.

3. Imagination (Trí tưởng tượng): Nó là thứ giữ cho kết quả cuối cùng luôn tồn tại trong tâm trí bạn và đưa bạn vượt qua mọi lời bao biện.

4. Ideas (Những ý tưởng): Ý tưởng là hàng hóa chính của bạn; do đó, bạn có thể bán chúng và biến chúng trở thành thương hiệu của bạn.

5. Innovation (Sự đổi mới): Đó là nhân tố hàng đầu giữ bạn đi đúng hướng.

6. Impact (Sự tác động): cho thấy những giá trị cốt lõi và củng cố uy tín của bạn.

7. Influence (Sức ảnh hưởng): giúp những người khác phát triển sẽ tạo cho bạn cơ hội làm được nhiều hơn và tốt hơn.

tu-duy-khong-bao-bien-2

Tạo ra những giải pháp

  • Dừng viện cớ – biến chúng thành các giải pháp và mục tiêu.
  • Mường tượng mục đích của bạn và sử dụng Tư duy 3D để xây dựng quy trình đến đích.
  • Đầu tư vào bản thân để phát triển thành người mà bạn muốn trở thành.
  • Cố gắng ngăn chặn những lý do bào chữa mới.
  • Tập trung vào “Mục đích”, và sau đó, bạn sẽ tự biết nên “Làm thế nào”.

Đây là 5 bước quan trọng của Farshad Asl giúp bạn loại bỏ thói quen bao biện để đạt được thành công trong cuộc sống. Hy vọng những bài học trong quyển sách Tư duy không bao biện sẽ giúp người đọc thôi tìm kiếm những lời bào chữa và bắt tay vào những hành động cụ thể để chinh phục ước mơ của mình.

Những cảm nhận về cuốn sách Tư duy không bao biện

“Với sự bộc trực đầy thuyết phục cùng nghệ thuật kể chuyện khéo léo, Farshad Asl đã truyền tải đến chúng ta những nội dung vô cùng phong phú từ chính quá trình trải nghiệm của ông ấy. Tư duy “Không bao biện” cho phép tôi thấy được những khả năng có thể xảy ra trong cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của mình.” – Kary Oberbrunner, Tác giả của những quyển sách “Day Job to Dream Jon, The Deper Path, Your Secret Name”, và LIXIR Project.

“Quyển sách này mang đến những câu chuyện về cuộc sống và sau đó là những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống. Tư duy “Không bao biện” chứa đựng những câu chuyện mang hơi thở cuộc sống. Chúng sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Quyển sách này sẽ mang đến những chỉ dẫn thiết thực để bạn viết nên câu chuyện của riêng mình.” – Paul Martinelli, Chủ tịch The John Maxwell Team.

Thông tin sách:

- Tên sách: Tư duy không bao biện được xuất bản bởi Saigon Books và Nhà xuất bản Hồng Đức

- Tác giả: Farshad Asl

- Số trang: 161 trang

- Khổ sách: 14,5 x 20,5cm

- Giá bìa: 90.000 đồng

Công ty cổ phần Văn hóa sách Sài Gòn

Mai Ngọc

* Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

'Tư duy không bao biện' - Bí quyết để trở thành người dũng cảm và thành công

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc