Dự thầu cao tốc Bắc - Nam: Doanh nghiệp Trung Quốc áp đảo |
Thứ ba, 23/07/2019, 11:25 GMT+7 |
Cao tốc Bắc-Nam có 60 bộ hồ sơ tham gia sơ tuyển, trong đó có 16 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, đông nhất trong số các doanh nghiệp ngoại dự thầu. Các ban Quản lý dự án (Bộ GTVT) đã tổ chức mở thầu sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư cho 7/8 dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam theo hình thức đối tác công tư (PPP). Toàn bộ 8 dự án PPP của tuyến cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh. Cụ thể, sau hơn 2 tháng chào bán và nhận hồ sơ sơ tuyển, toàn bộ 8 dự án PPP của tuyến cao tốc Bắc - Nam đã hoàn thành việc mở thầu. Các dự án đã nhận được 60 bộ hồ sơ với tư cách độc lập và liên danh. Theo thống kê, rất ít nhà đầu tư đến từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản...trong khi áp đảo là nhà đầu tư Trung Quốc. Có tổng số 16 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia sơ tuyển dự án cao tốc Bắc - Nam, đông nhất trong số các doanh nghiệp ngoại dự thầu. Doanh nghiệp Trung Quốc chiếm số đông Theo thống kê, có 16 nhà đầu tư Trung Quốc đến mua hồ sơ sơ tuyển tại cao tốc Bắc - Nam. Trong đó có nhiều công ty thuộc các tập đoàn đường sắt như Tập đoàn Cục 16 đường sắt Trung Quốc, Tập đoàn Cục 21 đường sắt Trung Quốc, China Railway Construction Investment Group Co, China Railway Construction Corp... Tập đoàn Xây dựng đường sắt Trung Quốc, công ty mẹ của công ty TNHH Cục 6 đường sắt Trung Quốc, đơn vị tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông cũng tham gia. Ngoài ra còn có Tập đoàn Cầu và đường Trung Quốc cũng dự thầu. Cao tốc Bắc-Nam có 60 bộ hồ sơ tham gia sơ tuyển, trong đó có 16 nhà đầu tư Trung Quốc tham gia, đông nhất trong số các doanh nghiệp ngoại dự thầu. Hàn Quốc xếp sau với 5 nhà đầu tư, trong đó có các tên tuổi quen thuộc như Daewoo, Lotte... Chỉ có hai doanh nghiệp đến từ Pháp. Singapore và Philippines, mỗi quốc gia có một đại diện tham dự. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm số lượng đông nhất với 29 đơn vị. Tuy nhiên, không nhiều hồ sơ độc lập. Đa số doanh nghiệp chọn cách liên danh với nhau hoặc với nhà đầu tư Trung Quốc. Việc các doanh nghiệp trong nước buộc phải liên danh với nước ngoài là điều đã được dự đoán trước. Các nhà đầu tư nội không thiếu kinh nghiệm thi công, nhưng đều gặp khó khăn về vốn do các ngân hàng thương mại trong nước không còn muốn mạo hiểm với những khoản vay trung, dài hạn. Một "ông lớn" của Việt Nam là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đang dự sơ tuyển ở 03 dự án gồm: đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu; đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Ở cả ba dự án, Tập đoàn Đèo Cả đều đứng đầu liên danh. Đoạn Nha Trang - Cam Lâm rẻ nhất tập trung nhiều nhà thầu Việt Theo thống kê, dự án Nha Trang - Cam Lâm được nhiều doanh nghiệp Việt nộp hồ sơ nhất do có suất đầu tư thấp (Tổng mức đầu tư 7.615 tỷ đồng, nhưng Nhà nước đã góp 5.058 tỷ đồng, vốn BOT chỉ cần thêm 2.557 tỷ đồng). Cả 8 hồ sơ nộp vào dự án này đều có sự tham gia của nhà đầu tư Việt. Trong đó, 4 hồ sơ hoàn toàn của các doanh nghiệp trong nước đứng tên (gồm Vinaconex 4, Liên danh IDICO - Cường Thuận, Liên danh Xây dựng Trung Nam - Sơn Hải - Lắp máy Trung Nam, Liên danh Cienco 4 - 194 - Thuận An). Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đang dự sơ tuyển ở 03 dự án gồm: đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu; đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Ở cả ba dự án, Tập đoàn Đèo Cả đều đứng đầu liên danh. Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn là gói thầu duy nhất không có nhà thầu Việt nộp hồ sơ dù trước đó đã có doanh nghiệp Việt gửi thư bày tỏ quan tâm. Theo ông Cao Việt Hùng, Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp (PMU2, Bộ GTVT), trước thời điểm mở bán hồ sơ dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn sẽ được nhiều doanh nghiệp trong nước quan tâm vì đoạn tuyến ngắn, nền địa chất ổn định và mức đầu tư thấp. Thế nhưng trái với dự đoán, đây là dự án duy nhất không có nhà đầu tư Việt Nam nào nộp hồ sơ. Trong số 5 nhà đầu tư góp mặt, 3 đơn vị đến từ Trung Quốc, 1 đến từ Hàn Quốc và 1 liên danh của Pháp. “Lọc” nhà đầu tư, có biện pháp với nhà thầu Trung Quốc Theo Bộ GTVT, hồ sơ dự sơ tuyển sẽ được chấm điểm theo thang điểm có sẵn. Phần đánh giá năng lực tài chính tối đa 60 điểm, trong đó giá trị tài sản ròng 30 điểm, vốn chủ sở hữu 20 điểm, khả năng thu xếp vốn vay 10 điểm. Năng lực kỹ thuật chấm tối đa 40 điểm. Sau khâu chấm điểm, 5 nhà đầu tư có điểm cao nhất sẽ bước vào vòng đấu thầu. Đơn vị tư vấn sẽ xây dựng hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng để sàng lọc các nhà đầu tư đủ tiêu chuẩn. 4 hồ sơ hoàn toàn của các doanh nghiệp trong nước đứng tên (gồm Vinaconex 4, Liên danh IDICO - Cường Thuận, Liên danh Xây dựng Trung Nam - Sơn Hải - Lắp máy Trung Nam, Liên danh Cienco 4 - 194 - Thuận An). Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư (PPP), Bộ GTVT, hiện Bộ GTVT và các đơn vị tư vấn đang hoàn thiện xây dựng hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng cho 8 dự án cao tốc Bắc - Nam, dự kiến hơn 1 tháng tới sẽ hoàn thiện. Sau khi hoàn thiện, Bộ GTVT sẽ tham vấn ý kiến các bộ ngành cũng như các chuyên gia trước khi chốt, vì hồ sơ mời thầu cũng như hợp đồng quy định các điều khoản rất chặt chẽ và phức tạp. “Sơ tuyển mới chỉ là bước đầu tiên sơ bộ đánh giá chung, hồ sơ mời thầu và dự thảo hợp đồng mới là bộ lọc cuối cùng và quan trọng để lựa chọn những nhà đầu tư đủ năng lực cả về vốn và kinh nghiệm”, ông Huy cho biết. Một số ý kiến chuyên gia đều khẳng định, việc lựa chọn phải được tính toán, cân nhắc, nghiêm túc, trên cơ sở công khai, minh bạch, đặc biệt phải rút kinh nghiệm từ các dự án do các nhà thầu nước ngoài tham gia vào xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam để có lựa chọn tốt nhất. Theo TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, các nhà thầu Trung Quốc thường có nhiều “chiêu trò” để vượt qua các bước đánh giá kỹ thuật, năng lực; để rồi sau khi trúng thầu, các nhà thầu Trung Quốc lại xin điều chỉnh nhiều thứ, làm chậm tiến độ, gây đội vốn, nâng tổng mức đầu tư của dự án lên gấp nhiều lần, chưa kể để lại nhiều hệ lụy về chất lượng công trình. Nhấn mạnh đến sự tự quyết của phía Việt Nam, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân, cho rằng, với những kinh nghiệm đã có, Việt Nam phải có thái độ kiên quyết đối với những nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ, thậm chí đối với nhà đầu tư đang dính dáng tới những dự án chưa hoàn thành, kéo dài cả chục năm thì không nên cho tham gia dự thầu. Nhìn lại danh sách các nhà đầu tư dự thầu cũng như các tiêu chí chọn thầu được công bố, GS Đào chia sẻ: "Với nhiều công trình, hình thức đầu tư hiện nay chúng ta đang có và đang triển khai, với cách quản lý hiện nay, thực ra tôi chưa tin lắm. Chỉ e gặp nhà thầu nhiều chiêu trò mà quản lý nhà nước, người thực thi không thận trọng, không lường trước được thì dễ rơi vào vết xe đổ cũ. Chúng ta đã có nhiều bài học nên cần phải tỉnh hơn nữa". Để tránh chọn sai nhà thầu, các vị chuyên gia nhắc lại yêu cầu đối với hội đồng chấm thầu - phải công tâm, minh bạch, đứng trên lợi ích quốc gia. Theo Phi Long - vov.vn - 23/7/2019 Link nguồn: https://vov.vn/kinh-te/du-thau-cao-toc-bac-nam-doanh-nghiep-trung-quoc-ap-dao-935183.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|