top-banner-2

Thứ tư, 19/04/2017, 10:15 GMT+7

Thêm 1 dự án chăn nuôi bò sữa 3.000 tỷ đồng vừa được khởi công

Thứ tư, 19/04/2017, 10:15 GMT+7

Chiều qua, 18/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Thuận.

1-du-an-sua-bo

Các ý kiến của đoàn công tác đánh giá Bình Thuận có nhiều tiềm năng phát triển như có nhiều gió nhất, nhiều nắng nhất, có trữ lượng khoáng sản titan lớn nhất, có bờ biển dài, đẹp, có hạ tầng giao thông đồng bộ. Tỉnh có tiềm năng, điều kiện để trở thành trung tâm năng lượng, trung tâm du lịch. Về nông nghiệp, bên cạnh quả thanh long, việc tỉnh đang tập trung đầu tư vào "2 con" - con tôm và con bò - là đúng hướng.

Nhất trí với các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Bình Thuận có lợi thế, tiềm năng to lớn để phát triển, trở thành tỉnh giàu mạnh.

"Bình Thuận có nhiều lợi thế so sánh, nhất là năng lượng sạch, du lịch, chế biến sâu titan, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc… Các đồng chí có đến 28.000 ha thanh long, 50.000 ha cây công nghiệp khác. Chúng ta cần phát huy nguồn lực, tiềm năng, lợi thế phát triển để mang tầm cỡ quốc gia, khu vực về năng lực khai thác chế biến titan, du lịch…", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đặt mục tiêu trong trung hạn, Bình Thuận phải tiếp tục vươn lên bằng "3 chân kiềng" là du lịch dịch vụ; công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao

Cũng trong chuyến công tác làm việc với lãnh đạo tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát lệnh khởi công xây dựng Khu phức hợp nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi bò và chế biến các sản phẩm từ sữa. Dự án có diện tích 850 ha tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình, với tổng mức đầu tư dự án khoảng 3.000 tỷ đồng do Tập đoàn Thông Thuận làm chủ đầu tư.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu phức hợp nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi bò và chế biến các sản phẩm từ sữa. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm khu phức hợp nông nghiệp công nghệ cao chăn nuôi bò và chế biến các sản phẩm từ sữa. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thời gian qua, kinh tế-xã hội của Bình Thuận có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tỉnh chưa tạo được những "quả đấm thép" cho nền kinh tế. Là một trong 4 ngư trường quốc gia, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế biển nhưng hạ tầng phục vụ kinh tế biển còn thiếu. Chưa khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch "đúng mức, đủ tầm". Tỉ lệ doanh nghiệp trên dân số còn thấp hơn bình quân cả nước.

"Tôi đề nghị các đồng chí trong Thường vụ, trong Ủy ban, nhất là cấp huyện, thị, thành phố ở đây phải tập trung tháo gỡ khó khăn, phát triển mạnh doanh nghiệp. Tiếp tục khuyến khích khởi nghiệp. Coi phát triển doanh nghiệp là then chốt trong phát triển kinh tế", Thủ tướng nêu rõ. Đối với Bình Thuận, phải phấn đấu đến năm 2020 có trên 7.000 doanh nghiệp (hiện nay mới có khoảng 4.500 doanh nghiệp).

Bình Thuận là một tỉnh lớn nhưng vẫn còn nhận trợ cấp ngân sách. Thủ tướng cho rằng, đây là câu hỏi lớn cho một tỉnh giàu truyền thống, tiềm năng như Bình Thuận. "Tinh thần tự lực, tự cường trong phát triển để cùng đóng góp cho cả nước là rất quan trọng và chúng tôi muốn đặt bài toán này cho các đồng chí. Đồng thời đây cũng là một tồn tại cho chúng ta cùng suy nghĩ", Thủ tướng nói và đặt mục tiêu đến năm 2019 tỉnh phải tự cân đối được ngân sách.

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thêm 1 dự án chăn nuôi bò sữa 3.000 tỷ đồng vừa được khởi công

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc