top-banner-2

Thứ sáu, 07/06/2013, 10:10 GMT+7

“Giải cứu” ngành công nghiệp ôtô: Phụ thuộc vào chính sách

Thứ sáu, 07/06/2013, 10:10 GMT+7

Đó là quan điểm của nhóm công tác công nghiệp ôtô - xe máy tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013 (VBF) vừa diễn ra tại Hà Nội. Trong đó, có hàng loạt vướng mắc trước mắt cũng như trong trung và dài hạn cần được hoạch định và điều chỉnh.

Dây chuyền sản xuất xe tại Cty VeamMotor

Nhóm công tác ôtô, xe máy nhấn mạnh : “Các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn nhiều lo lắng sau khủng hoảng năm 2012. Cùng với tình trạng chi phí tăng do tồn kho tăng đối với cả các doanh nghiệp lắp ráp và đại lý, hoạt động sản xuất, kinh doanh đã trở nên  thiếu khả  thi, bền vững trong giai đoạn ngắn đến trung hạn. Ổn định trong trung hạn tiếp tục là một vấn đề khó khăn trong triển vọng tăng trưởng dài hạn. Chúng tôi đã chứng kiến ở những nước khác, trong đó Chính phủ phải đứng ra giải cứu ngành công nghiệp ôtô, xe máy để giúp ngành này phục hồi,  tiếp  tục bảo đảm vấn đề công ăn, việc làm. Ngược lại, ngành ôtô, xe máy cũng sẽ có đóng góp đáng kể vào ngân khố quốc gia...”

Vướng mắc cả trước mắt, trong trung và dài hạn

Thuế và giấy phép vẫn là hai vấn đề được nhóm công tác đề cập đầu tiên. Theo đó, nói như ông Guarav Gupta - Ceo của GM Việt Nam thì thuế tại Việt Nam chiếm tới hơn 60% giá xe thực tế bán ra thị trường. Vì vậy, kiến nghị của nhóm công tác là giảm ngay 50% thuế tiêu thụ đặc biệt, sau đó giảm dần từng năm cho đến khi đạt mức trần TTTĐB 0 - 15% tùy loại động cơ, phương tiện; đơn giản hóa phương thức phân  loại/tính thuế trong quy định về xuất xứ phương tiện và các hiệp ước song phương về thuế liên quan (như thuế cho các loại xe lai, thuế xuất xứ, các hiệp định thương mại - JVEPA với Nhật, ATIGA, AFTA...). Đối với lộ trình thuế, trong đó có thuế xuất/nhập khẩu, nhất là việc thực hiện cam kết Afta, nhóm công tác cho rằng đã có những vướng mắc nảy sinh do Chính phủ chưa công bố kế hoạch hỗ  trợ,  thúc đẩy các doanh nghiệp CKD hiện nay ở Việt Nam sau năm 2018, dẫn đến trình trạng các nhà đầu tư toàn cầu phải tiếp tục chờ đợi, nghe ngóng. Bên cạnh đó, ngày  càng nhiều  doanh nghiệp lo ngại về ảnh hưởng đối với việc nhập khẩu theo phương án hội nhập ASEAN của ngành ôtô, xe máy Việt Nam. Ngành ôtô, xe máy mong muốn các cơ chế thuế nhập khẩu, hạn ngạch, các loại thuế bổ sung, nếu có, v.v. được làm rõ. Công bố  lộ  trình,  chính  sách  rõ  ràng  về  các  loại  thuế  áp  dụng  cho  ngành đến và sau 2018 sẽ giúp ích nhiều cho ngành ôtô, xe máy. Tăng cường ổn định chính sách thuế và các chính sách khác sẽ củng cố lòng tin của nhà đầu tư, thúc đẩy ngành tăng trưởng. Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp nâng cao sự  lựa chọn cho người tiêu dùng và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Quá trình tham vấn với Nhóm công tác công nghiệp ôtô, xe máy và các hiệp hội khác trong ngành sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác với Chính phủ. Ngoài ra là việc thống nhất mức “thuế trước bạ” ở tất cả các tỉnh thành.  Hiện nay, các quy định về việc coi phí bản quyền và các khoản thanh toán về tài sản vô hình khác là điều kiện để được nhập khẩu còn chưa rõ ràng. Đã có một số trường hợp cơ quan kiểm định kết luận rằng doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu cho những khoản mà không quốc gia nào khác quy định, những khoản này phải nộp thuế theo những hợp đồng có hình thức tương tự. Một số trường hợp, cơ quan kiểm định còn coi việc hợp đồng quy định thanh  toán  là bằng chứng cho  thấy việc  thanh  toán  theo hợp đồng  là  điều kiện để nhập khẩu, trong khi trong hợp đồng không hề quy định rõ đây là điều kiện. Trong những trường hợp trên, cả hai phía đều không có  lợi từ những tranh  luận vô  ích, mệt mỏi, đồng thời cả doanh nghiệp lẫn ngân sách nhà nước đều có nguy cơ phải gánh chịu những thiệt hại  lớn...

Ở góc độ trung và dài hạn, hàng loạt vướng mắc cũng đã được chỉ ra như sự yếu kém về cơ sở vật chất hỗ trợ lưu thông phương tiên và nền kinh tế nói chung; định hướng, đặc biệt khuyến khích các loại phương tiện động cơ  lai/xăng - điện, phương tiện có mức phát thải CO2 thấp; định hướng cho giai đoạn sau năm 2020, duy trì sự ổn định chính sách. Hiện nay, định hướng cho giai đoạn 2010 - 2030 vẫn chưa được công bố. Chính phủ cần chia sẻ ý tưởng và lộ trình chính sách rõ ràng cho ngành này cho đến năm 2025 với các nhà sản xuất OEM và các hiệp hội trong ngành để các nhà đầu tư có thể xây dựng được các kế hoạch dài hạn và dự báo về mức tăng trưởng...

“Làm rõ” chính sách

Một vấn đề được nhấn mạnh là việc làm rõ một số nghị định/thông tư/quyết định của Chính phủ do việc hiểu sai những văn bản này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cảm nhận của doanh nghiệp. Chẳng hạn :

Theo Quyết định số 356/QĐ-TTg Chính phủ chủ  trương hạn chế  số  lượng  xe máy ở mức 36  triệu  chiếc đã ảnh hưởng đến  tâm  lý  của nhà đầu  tư  và những doanh nghiệp hiện đã  có mặt  tại Việt Nam,  khiến những doanh nghiệp này không muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh, tăng đầu tư vào Việt Nam.

Quy định về bảo quản, công bố số liệu đăng ký phương tiện cũng được nhấn mạnh. Vì số  liệu đăng ký phương tiện do địa phương quản  lý nên các doanh nghiệp sản xuất khó có thể tiếp cận kịp thời, cập nhật, đầy đủ số liệu về đăng ký phương tiện của toàn quốc. Hiện chưa có cơ chế khuyến khích cập nhật hay chế tài nếu chậm làm mới số liệu đăng ký, nên độ chính xác của số liệu thực về số lượng xe máy hiện nay còn nhiều nghi vấn. Nhóm công tác đề nghị có chính sách áp dụng  trên  toàn quốc và  thành  lập một cơ quan giám sát, thu thập thống nhất số liệu về đăng ký phương tiện; có cơ chế hoàn thiện số liệu về đăng ký phương tiện tại thời điểm cấp mới bảo hiểm bắt buộc, hoặc thực hiện nghiêm chế độ mới về thu phí đường bộ, cũng như hoàn thiện số liệu về tình hình sở hữu phương tiện khi chủ phương tiện đóng thuế...

9 vấn đề có mức độ rủi ro cao

Trên thực tế, những vấn đề này đã được đề cập nhiều lần, nhưng mang tính đơn lẻ và việc tập hợp, đưa ra một loạt thực trạng, vấn đề trong báo cáo tại diễn đàn lần này được các chuyên gia đánh giá cao. Theo đó, có thể liệt kê 9 vấn đề có mức độ rủi ro cao gồm :

Thứ nhất, ngành công nghiệp ôtô hiện nay chưa phát huy hết tiềm năng thực tế của Việt Nam và chưa kịp hồi phục kể từ sau cuộc khủng hoảng năm 2012 khi sản lượng ôtô rơi xuống 35 - 40%.

Thứ hai, các doanh nghiệp đang trong tình trạng thừa công suất ở mức cao.

Thứ ba, Việt Nam là một trong những nước có mức thuế bảo hộ ôtô cao nhất Châu Á.

Thứ tư, số lượng các nhà cung ứng uy  tín, chất  lượng  ít, gây khó khăn cho việc mở  rộng  sản xuất trong nước.

Thứ năm, chi phí kho vận ảnh hưởng đến giá  linh kiện,  thành phẩm,  từ đó  tiếp  tục ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh so với các nước Châu Á khác có nguồn cung trong nước.

Thứ sáu, chưa có quy hoạch phát  triển công nghiệp ôtô, xe máy, dẫn đến cản  trở mở rộng đầu tư trong thời gian tới.

Thứ bảy, cách hiểu khác nhau về một số đề xuất/chính sách gây hoang mang cho doanh nghiệp.

Thứ tám, thiếu minh bạch trong triển khai chính sách, quy định - như các vấn đề về hải quan/nhập khẩu.  

Thứ chín, chưa có cơ quan giám sát số liệu tập trung về đăng ký phương tiện và các số liệu liên quan.

Theo dddn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

“Giải cứu” ngành công nghiệp ôtô: Phụ thuộc vào chính sách

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc