Howard Schultz - CEO đưa Starbucks thành thương hiệu toàn cầu |
Viết bởi Kim Cúc |
Thứ năm, 12/03/2015, 12:28 GMT+7 |
“Starbucks không phải là một xu hướng mà là một phong cách sống.” Howard Schultz. Starbucks là một thương hiệu cà phê toàn cầu gây đã ảnh hưởng khó quên cho người sử dụng thức uống đặc biệt này. Thành công của Starbucks cũng nguyên mẫu theo cách mà Wal-Mart đã vươn lên như ngày nay. Đó là khởi nguồn từ một ý tưởng kinh doanh hoàn toàn thực tế, chỉ một quán cà phê bình dân rồi dần dần mở rộng quy mô thành chuỗi cửa hàng Starbucks lớn nhất thế giới với hơn 7.500 quán trên toàn cầu và có mặt trên hơn 30 quốc gia. Để có được thành công ấy, không thể không nhắc tới những người đã sáng lập quán Starbucks là Gerald Baldwin, Gordon Bowker và Zer Siegl từ năm 1971. Nhưng người đã đưa thương hiệu cà phê này đến với biển lớn thì đó chính là Howard Schultz. Howard Schultz đến với công ty có trụ sở ở Seattle này vào năm 1982, khi đó nhiệm vụ của ông là hỗ trợ Marketing của công ty. Schultz đề xuất ý tưởng mở rộng quy mô kinh doanh của công ty theo mô hình chuỗi siêu thị giá rẻ Wal-Mart nhưng Ban Quản Trị Starbucks đã từ chối ý tưởng này. Như một sự trả thù ngọt ngào, Schultz lập tức ra đi và thành lập một chuỗi quán cà phê cạnh tranh khá thành công với cái tên chung là Il Giornale. Trong khi, Il Giornale liên tục mở rộng quy mô và dành hết thị phần trên nước Mỹ, thì Starbucks vẫn vậy, đứng im tại chỗ. Đến năm 1987, với sự đi lên của Il Giornale, Schultz đã gom góp đủ tiền để có thể mua lại Starbucks với giá 4 triệu đô la. Mua lại công ty từ chính những người đã đẩy ông ra ngoài thì trải nghiệm này cũng na ná với hương vị vừa đắng nhưng ngọt của một tách cà phê Starbucks. Dưới thời Howard Schultz, Il Giornale đổi tên thành Starbucks và thay vì mở một cửa hàng khổng lồ ngoại ô thành phố, Starbucks lại mở hàng loạt quán ngay trong những khu vực nội ô vốn đã có rất nhiều quán cà phê cạnh tranh. Chiến thuật này phụ thuộc nhiều vào việc tiết kiệm chi phí bằng cách mua hàng với số lượng nhiều giá sỉ giống như Wal-Mart Nhưng không như ly cà phê uống xong rồi bỏ, Schultz nhận ra để lôi kéo khách hàng quay trở lại cửa hàng, thậm chí gắn bó với Starbucks lâu dài thì ông cần tạo một sức ảnh hưởng lớn hơn là hương vị của một tách cà phê và một chỗ ngồi. Vì thế, Schultz đã tạo ra một thứ đặc biệt mà ông gọi là trải nghiệm Starbucks. Khi khách hàng đến đây, họ sẽ cảm nhận được sự kết nối thân mật của cảm xúc mà công ty tạo ra. Với sữ hỗ trợ của khúc nhạc du dương, bộ phim hấp dẫn, ly cà hê bốc khói lãng mạn và sự tĩnh lặng của tâm hốn. Sự nhấn mạnh của Starbucks vào trải nghiệm của khách hàng là một trong những nguyên do chính khiến nó trở thành một trong những thương hiệu cà phê cảm xúc nhất toàn cầu. Một khi bước vào bất kỳ cửa hàng nào của Starbucks, bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác đa chiều với không khí gần gũi của biểu tượng màu xanh lá, thưởng thức hương vị cà phê ấm nóng trên tay trong nền nhạc du dương nhẹ nhàng. Mọi khía cạnh nhỏ nhất đều được Schultz suy xét thấu đáo và được sao chép mô phỏng như nhau ở kkắp các quán Starbucks trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, tầm nhìn của Schultz sẽ là mở rộng cửa hàng hơn nữa đến những khu vực mới trên thế giới. Nhằm được biết đến rộng rãi như thương hiệu Coca Cola, chiến lược của Starbucks là phải có mặt ở khắp nơi và trở thành một phần trong bức tranh chung về cuộc sống cũng như một phần trong nhận thức con người Mọi quán Starbucks đều hoạt động theo một công thức mà Schultz đã lập trình cho nó, đó là đặt trải nghiệm khách hàng lên trên lợi nhuận của công ty. Giồng như Howard Schultz, Tổng giám đốc điều hành của Starbucks có lần nói: “Mục tiêu của công ty là tạo ra những giá trị cộng thêm cho một sản phẩm thông thường mà nó vẫn được bán ở hành lang siêu thị.” Và giá trị cộng thêm như Schultz nói, đó là sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Theo Trí thức trẻ Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|