top-banner-2

Thứ năm, 25/12/2014, 11:09 GMT+7

Người thành công và những bài học 'tiền bạc' ở tuổi 20

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ năm, 25/12/2014, 11:09 GMT+7

Dù thành công và sở hữu khối tài sản khổng lồ, nhưng các tỷ phú và CEO hàng đầu thế giới cũng giống hầu hết mọi người: băn khoăn về vấn đề tài chính ở tuổi 20.

Dưới đây là những bài học “tiền bạc” tuổi 20 của các tỷ phú và CEO hàng đầu thế giới.

Mark Cuban – Nhà đầu tư, tỷ phú thế giới: Học cách quản lý thẻ tín dụng

Người thành công và những bài học

“Đầu tư vào thẻ tín dụng có lẽ là khoản đầu tư tồi tệ nhất. Khoản tiền tiết kiệm nhờ vào lãi suất, chứ không phải nợ tốt hơn các khoản thu khác từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Tôi đã từng nghĩ rằng mình sẽ là một thiên tài đầu tư chứng khoán. Nhưng thực tế không phải như vậy. Đáng lẽ ra tôi nên thanh toán thẻ tín dụng 30 ngày/lần, thay vì dùng số tiền nợ để đi đầu tư”.

Tim Ferriss – Nhà đầu tư thiên tài, tác giả của cuốn sách bán chạy “The 4-Hour Workweek”: Kỹ năng quan trọng hơn công việcNgười thành công và những bài học

Ở tuổi 20, bạn nên đầu tư cho việc học hỏi, thay vì kiếm tiền. Làm việc trực tiếp hoặc dưới quyền một chuyên gia về đầu tư và tích lũy kinh nghiệm, điều này cực kỳ quan trọng đối với kỹ năng đàm phán và những kỹ năng đòi hỏi kinh nghiệm cao như lập trình.

Bạn sẽ chọn điều nào trong số những thứ sau: kiếm được hơn 20.000 USD mỗi năm ở tuổi 20; sau đó là 100.000 – 200.000 USD mỗi năm ở tuổi 30 hay một công việc với mức lương thấp hơn ở tuổi 20, thay vào đó bạn tiếp tục học hỏi và tích lũy kinh nghiệm và trở thành một triệu phú ở tuổi 30?

Thực tế chứng minh, khoản thu nhập khi còn đi học thường tỷ lệ nghịch với kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn tích lũy được. McKinsey hay Goldman đều rất hấp dẫn đối với các bạn sinh viên trẻ, nhưng nó cũng dễ dẫn đến tình trạng mắc kẹt trong lối mòn của tuổi 20, khi mà chi phí và nhu cầu cho cuộc sống của năm sau luôn tăng cao hơn những năm trước.

Người nô dịch có thể trở thành vua tự phong, nhưng một chuyên gia tư vấn mãi là chuyên gia tư vấn. “Bảo hiểm” cho công việc của bạn chính là việc nâng cao kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.

Alexa von Tobel – Nhà sáng lập kiêm CEO của LearnVest.com; tác giả của cuốn sách "Financially Fearless": Cần lập kế hoạch về tiền bạc

Người thành công và những bài học Chúng ta đều biết, không có kế hoạch gì về tài chính là một sai lầm. Tuy nhiên, hầu hết người trẻ đều mắc phải sai lầm này. Chúng ta không có định hướng rõ ràng về tài chính cá nhân, do đó rất dễ phung phí tiền bạc.

Tôi may mắn có được những bài học kinh nghiệm ở tuổi 20; và tôi đã lập kế hoạch tài chính cho bản thân mình. Tôi thành lập LearnVest với mục đích giúp mọi người làm điều đó.

Blake Mycoskie – Nhà sáng lập, đồng thời là CEO của TOMS: Làm điều mình thích, thay vì theo đuổi tiền bạcNgười thành công và những bài học

Ở tuổi 20, tôi ước tôi đã nhận được lời khuyên từ ai đó rằng hãy theo đuổi đam mê, thay vì tiền bạc. Thực tế đã chứng minh, những người có đam mê và thực sự theo đuổi niềm đam mê của mình là những người thành công.

Tất nhiên, sẽ rất khó để bỏ qua nỗi lo lắng về tiền bạc khi bạn ở tuổi 20, nhưng hãy cố gắng tập trung vào những điều bạn thích. Chẳng hạn, tôi luôn trân trọng mọi quyết định mà tôi đã đưa ra tại TOMS, những điều mà tôi thực sự đam mê và mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người, công ty phát triển và tôi kiếm được nhiều tiền hơn.

Người thành công và những bài học Kate White – Cựu Tổng biên tập Cosmopolitan, đồng thời là tác giả của cuốn sách “I Shouldn't Be Telling You This”: Mua những món đồ có chất lượng tốt

Tôi là một người cực kỳ tiết kiệm ở tuổi 20. Bố tôi luôn thuyết phục tôi tiết kiệm tiền cho sau này, một điều khá “điên rồ” tại thời điểm đó. Nhưng điều mà tôi nuối tiếc nhất là mua những đồ có chất lượng như quần áo, đồ nội thất, phụ kiện, thay vì mua những món đồ rẻ tiền.

Thi thoảng bạn sẽ thu được những món hời, chẳng hạn tôi có 2 chiếc Pier  treo trong phòng khách giống như một món đồ cổ quý giá, tuy nhiên chi phí tôi mua món đồ chỉ tốn có 25USD. Tuy nhiên, thông thường những món đồ rẻ sẽ rất nhanh bị hư hỏng theo thời gian.

Hàng hóa có chất lượng sẽ bền hơn, kiểu dáng và thiết kế của nó cũng ít bị lỗi thời. Tôi mặc một chiếc váy dạ hội Prada mà tôi mua từ 16 năm trước nhưng trông vẫn như mới. Do vậy, nếu có thể, bạn hãy mua những món đồ chất lượng và tiết kiệm cho lâu dài.

Theo Infonet


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Người thành công và những bài học 'tiền bạc' ở tuổi 20

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc