top-banner-2

Thứ sáu, 28/11/2014, 10:38 GMT+7

Doanh nghiệp xã hội chính thức 'vào' luật

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ sáu, 28/11/2014, 10:38 GMT+7

Trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi - được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 - khóa XIII, doanh nghiệp xã hội đã được thừa nhận là một hình thức doanh nghiệp, được tổ chức và hoạt động theo một trong các loại hình doanh nghiệp đã được quy định, nhưng khác ở mục đích phân phối và sử dụng lợi nhuận.

Doanh nghiệp xã hội chính thức "vào" luật

Quy định cụ thể trong dự thảo Luật như sau:

Điều 10. Tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội

1. Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

a) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

b) Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

c) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Duy trì mục tiêu và điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này trong suốt quá trình hoạt động; trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động muốn chuyển thành doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp xã hội muốn từ bỏ mục tiêu xã hội, môi trường, không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật;

b) Chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý của doanh nghiệp xã hội được xem xét tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

c) Được huy động và nhận tài trợ dưới các hình thức khác nhau từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam và nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

d) Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Với việc được "chính danh" trong luật, doanh nghiệp xã hội - vốn tồn tại và hoạt động trên thực tế với tiêu chí hỗ trợ cộng đồng, giải quyết các vấn đề xã hội - sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và nhân rộng hơn nữa.

Theo DNSG


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp xã hội chính thức 'vào' luật

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc