top-banner-2

Thứ sáu, 14/08/2020, 14:43 GMT+7

Người đàn ông 'khó tính' tốt nghiệp Harvard chuyên quản lý tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc

Viết bởi ducanh   
Thứ sáu, 14/08/2020, 14:43 GMT+7

Tony Zhang cùng với Jason Tan và Jimmy Chang quản lý công ty đầu tư Jeneration.

nguoi-dan-ong-tot-nghiep-harvard-chuyen-quan-ly-tai-san-gioi-nha-giau-tq

Trên thương trường, nơi mà những tỷ phú đua nhau đi tìm kiếm điều lớn lao mới thì thập niên mà Tony Zhang đặt cược vào các công ty khởi nghiệp của Trung Quốc khiến ông phải thận trọng hơn.

Đó cũng là bối cảnh ông tìm đến cuộc gặp gỡ đầu tiên với Neo Wang, một người đàn ông 30 tuổi đã biến những trở ngại về cân nặng của bản thân thành ứng dụng luyện tập thể lực của Trung Quốc có tên Keep. Startup này có 40 triệu người đăng ký hàng tháng và được hậu thuẫn bởi Tencent và Goldman Sachs. Neo Wang đã quá quen với việc thuyết phục các nhà đầu tư, nhưng Tony Zhang lại là một người khó có thể tạo được ấn tượng.

Zhang đã “quay” Wang trong nhiều giờ đồng hồ về sự phát triển của Keep và những đầu mục đã bị cắt giảm trong thời kỳ suy thoái.

“Trước đây, tôi chưa bao giờ gặp một nhà đầu tư như Tony. Anh ấy liên tục thử thách tôi như đang trải qua một bài kiểm tra căng thẳng vậy”, Wang chia sẻ, anh cũng rất ấn tượng về sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Zhang. "Tôi cảm thấy vừa bực lại vừa bị kích thích".

Sau 8 tháng cân nhắc, cuối cùng Zhang cũng đồng ý rót vốn. Tháng 5, công ty Jeneration Group của ông đã đầu tư 60 triệu USD, một trong những khoản đầu tư "khủng" nhất, đủ lớn để biến một nền tảng hướng dẫn tập luyện thể dục thành một kỳ lân trị giá hơn một tỷ USD.

Zhang cho biết ông đặt cược rằng Keep rồi sẽ vượt qua công ty thể dục tại nhà Peloton được niêm yết trên sàn Nasdaq với giá trị 19 tỷ USD.

Đội ngũ đầu tư của Jeneration bao gồm Tony Zhang - người từng đứng đầu khu vực châu Á của quỹ công nghệ Coatue Management; Jason Tan và Jimmy Chang – hai người từng làm việc cho Tiger Global Management và Silver Lake.

Công ty được đặt tên với ý nghĩa là là cầu nối giữa những thành công đầu tiên của doanh nhân Trung Quốc và thế hệ tiếp theo.

“Những gì chúng tôi cung cấp cho họ là một chỗ ngồi ở hàng ghế đầu để tham gia vào thế hệ công ty khởi nghiệp kế cận và một mạng lưới độc quyền,” Zhang, 39 tuổi chia sẻ tại văn phòng của Jeneration hướng nhìn ra Cảng Victoria của Hong Kong. "Các tỷ phú công nghệ Trung Quốc muốn kiểm soát tiền của họ tốt hơn, không chỉ là lời khuyên về trái phiếu và cổ phiếu”.

Một nhà thiết lập mạng lưới tài năng

Là một người ham đọc sách, với cặp kính cận, Zhang lớn lên ở miền bắc Trung Quốc, sau đó tự học tiếng Anh, sở hữu tấm bằng của Trường kinh doanh Harvard và quay về quê hương vào năm 2009.

Rời khỏi phố Wall, ông gia nhập văn phòng quỹ mạo hiểm DCM của Mỹ tại Bắc Kinh vào thời điểm Trung Quốc đang bước sang kỷ nguyên vàng của đầu tư công nghệ. Các quỹ như Sequoia Capital, IDG Capital và Silver Lake sẽ rót hàng tỷ USD vào các nền tảng như Didi, ứng dụng mua sắm Pinduoduo và TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, giữa bối cảnh điện thoại thông minh tung ra hàng trăm ứng dụng và mang về cho Trung Quốc hàng tỷ USD và người dùng trong thời đại internet này.

Zhang đắm mình trong sự thịnh vượng, giàu có của các doanh nghiệp tại Bắc Kinh, tập trung quanh khu công nghệ cao Zhongguancun - nơi những thanh niên trẻ đã lên ý tưởng khởi nghiệp từ những điều rất nhỏ như khăn ăn cho quán cà phê và phố đi bộ - được đổi tên thành Innoway chỉ sau một đêm. Ông đã giúp DCM giành được chiến thắng với các khoản đầu tư vào Vipshop Holdings và 58.com, hiện có tổng vốn hóa thị trường là 24 tỷ USD.

David Chao, đồng sáng lập DCM thốt lên: “Anh chàng này thật ấn tượng. Anh ấy là một người kết nối vô cùng giỏi”.

Chuyện về người đàn ông khó tính tốt nghiệp Harvard chuyên quản lý tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc - Ảnh 1.

Tony Zhang, Jason Tan và Jimmy Chang. Ảnh: Jeneration Group

Trong những năm gần đây, Zhang kết bạn với Tan, người đứng đầu khu vực châu Á của công ty cổ phần tư nhân Summit Partners có trụ sở tại Boston và sau đó chuyển đến Hong Kong đầu quân cho Tiger Global. Chang, trong khi đó, đã trở thành một nhân vật nổi tiếng khác: Ông là một phần trong nhóm ngân hàng đầu tư công nghệ của Morgan Stanley ở Hong Kong, và sau một thời gian tại Silver Lake, đã tự đầu tư mạo hiểm cho chính công ty mình vào năm 2015 để quản lý tiền cho gia đình và bạn bè - tạo nên Jeneration.

Vào một buổi tối năm 2017, ba người bạn này hẹn nhau ăn tối tại China Grill trong khách sạn Park Hyatt Beijing, cách Tử Cấm Thành vài tòa nhà. Trên bàn tiệc với sự kết hợp 5 món có vịt quay Bắc Kinh và các món ăn phương Tây, họ đã lên kế hoạch mở rộng văn phòng gia đình mà Chang đã thành lập hai năm trước đó.

Họ tính toán rằng mình đã chung tay tạo ra ít nhất 40 tỷ phú và một vài trong số đó có thể trở thành khách hàng.

Tan, 42 tuổi, cho biết: “Chúng tôi đã thấy châu Âu và Mỹ trải qua nhiều thế hệ trao đổi tài sản như thế nào. Đến lượt Trung Quốc và chúng tôi muốn làm điều đó hiệu quả hơn”.

Một trong những khoản đầu tư đầu tiên của Jeneration là Meituan Dianping, một công ty giao đồ ăn hiện là công ty internet lớn thứ 3 của Trung Quốc. Jeneration nắm giữ khoảng 0,6% cổ phần của Meituan khi công ty này lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng năm 2018. Trong gần một năm đầu tiên, cổ phiếu giao dịch dưới giá phát hành, nhưng Jeneration vẫn giữ nguyên, cuối cùng thu về khoảng 300 triệu USD lợi nhuận. Meituan từ chối bình luận điều này.

Jeneration đã mua cổ phần của khoảng 20 công ty tư nhân, bao gồm 6 công ty khởi nghiệp mà họ đã đầu tư một phần số vốn huy động được trong năm nay. Một trong số các vụ đặt cược lớn nhất của Jeneration phải kể đến công ty khởi nghiệp giao hàng tạp hóa MissFresh và Keep.

Chuyện về người đàn ông khó tính tốt nghiệp Harvard chuyên quản lý tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc - Ảnh 2.

Tony Zhang trong văn phòng tại Bắc Kinh. Ảnh: Bloomberg

Ông cho biết: “Một số công ty có xu hướng thuê các nhà quản lý tài sản bên ngoài để quản lý khoản đầu tư đó, hoặc làm việc với cổ phần tư nhân hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm, những quỹ có chuyên môn.”Việc tập trung vào đầu tư tăng trưởng giá trị tài sản là rất hiếm thấy ở châu Á, nơi các công ty tư vấn cho các gia đình giàu có lại là một phần của ngành công nghiệp non trẻ. Chi Man Kwan, giám đốc điều hành và là người sáng lập Văn phòng gia đình Raffles có trụ sở tại Hong Kong, hiện quản lý khối tài sản 1,8 tỷ USD, cho biết hầu hết các văn phòng gia đình dành khoảng 5% đến 10% danh mục đầu tư của họ cho các công ty khởi nghiệp và tư nhân.

Jeneration cũng đi theo hướng đó, tách ra thành Jeneration Heritage, văn phòng gia đình tập trung đầu tư vào các công ty đại chúng, quỹ cổ phần tư nhân quy mô trung bình và quỹ đầu cơ trong lĩnh vực công nghệ và bất động sản châu Á. Đơn vị này được quản lý bởi Vincent Ho, vốn là một nhà quản lý tài chính làm việc cho Roc Partners và Macquarie Group.

Đầu tư mạo hiểm được quản lý bởi bộ ba lãnh đạo của Jeneration Capital. Những gia đình đã bắt đầu hợp tác với Jeneration vào năm 2017 hầu hết đều đầu tư tiền trong cả hai công ty nhỏ mà không cần đưa ra chi tiết về cách phân bổ các khoản tiền.

Andy Mok, một cố vấn độc lập cho các công ty khởi nghiệp ở Bắc Kinh, cho biết mối quan hệ căng thẳng với Mỹ chắc chắn sẽ làm mờ đi triển vọng đối với các nhà quản lý tiền tệ. Ông nói: “Trong khi các nhà quản lý quỹ của Mỹ nhận ra rằng triển vọng đổi mới và tăng trưởng của Trung Quốc là không thể cưỡng lại được. Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tổn hại đến kỳ vọng của họ”.

Cho đến nay, những cơn gió lạnh này vẫn chưa ảnh hưởng đến thế giới của Jeneration. Một phần là do mối quan hệ mà các đối tác của họ đã tạo dựng trong nhiều năm.

Hiển nhiên là Jeneration phải cẩn trọng. Trước khi virus tấn công, các đối tác của công ty đã tiếp đón khoảng 20 nhà đầu tư và người sáng lập công ty khởi nghiệp tại một khu nghỉ mát dân dã nép mình trong các đồn điền chè cổ của núi Jingmai ở Vân Nam, tây nam Trung Quốc.

Trong những lần đi bộ và những buổi tiệc trà xa hoa, những lời khuyên khởi nghiệp cũng được đưa ra và những ý tưởng mới được tranh luận. Zhang, người chủ trì kì nghỉ 2 ngày này cho biết: “Nơi đây đủ tách biệt để họ nghỉ ngơi và dành toàn bộ thời gian của mình".

Áp lực để tiếp tục chọn ra những người chiến thắng là không ngừng. Đó là lý do tại sao Tony Zhang ấy rất khắt khe với Wang, người sáng lập ứng dụng Keep trong lần đầu gặp gỡ.

“Tôi đã thử thách anh ấy vì đối với một CEO trẻ, tôi luôn quan tâm đến sự trưởng thành của họ”, Zhang cho biết. “Trong kỷ nguyên vàng cho đầu tư công nghệ này, khi những trái ngọt dễ hái ở dưới thấp đã được lấy xuống thì các nhà đầu tư cần phải săn lùng nhiều hơn nữa".

Về phần Wang, nếu Keep thành công lâu dài và khiến anh ta trở nên giàu có, anh ta có thể sử dụng dịch vụ của Zhang một ngày nào đó.

“Bạn phải gửi tiền của mình ở một nơi nào đó. Bạn cũng có thể đưa nó cho người mà bạn biết và thực sự tin tưởng”, Wang chia sẻ.

theo Hoa Nguyễn / cafebiz.vn - 14/08/2020

link nguồn: https://cafebiz.vn/chuyen-ve-nguoi-dan-ong-kho-tinh-tot-nghiep-harvard-chuyen-quan-ly-tai-san-cua-gioi-nha-giau-trung-quoc-20200814134345372.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Người đàn ông 'khó tính' tốt nghiệp Harvard chuyên quản lý tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bhql2024

kndn1

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc