top-banner-2

Chủ nhật, 21/04/2013, 15:06 GMT+7

Tại sao con nuôi ở Nhật Bản không phải là trẻ em?

Viết bởi lehang   
Chủ nhật, 21/04/2013, 15:06 GMT+7

Trong khi hầu hết người Mỹ nhận trẻ em về nuôi, trẻ em chỉ chiếm một phần nhỏ (2%) trong tổng số người được nhận nuôi ở Nhật Bản.

http://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/40286d7b2e4618f9b6b557f6eb959bb7/2012/12/05/20121201ASD0011/xu-huong-nhan-con-nuoi-cua-dai-gia-nhat-ban.jpg

Mỹ và Nhật Bản là những nước dẫn đầu về tỷ lệ nhận nuôi. Tuy nhiên, hai nước này có sự khác biệt rất lớn. Trong khi hầu hết người Mỹ nhận trẻ em về nuôi, trẻ em chỉ chiếm một phần nhỏ (2%) trong tổng số người được nhận nuôi ở Nhật Bản. Nam giới nằm trong độ tuổi 20 – 30 chiếm 98% còn lại (khoảng 90.000 người trong năm 2008). Tại sao lại như vậy?

Câu chuyện này ẩn chứa nguyên nhân kinh tế hơn là xã hội. Sự nhạy bén và những kỹ năng trong kinh doanh không phải là những yếu tố kế thừa đáng tin cậy. Mặc dù các công ty gia đình ở Ấn Độ đang ở trong trạng thái hùng mạnh, họ có thể buộc phải trao quyền lãnh đạo cho những người không phải thành viên trong gia đình do thiếu hụt người kế thừa. (Cyrus Mistry là “người ngoài” đầu tiên trở thành chủ tịch của Tata Group, một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất của Ấn Độ).

Hầu hết các công ty gia đình đều xuống dốc sau khi người sáng lập qua đời. Chỉ có 37 thành viên của Les Hénokiens, hiệp hội gồm các công ty trên toàn thế giới có lịch sử ít nhất là 200 năm, vẫn được điều hành bởi thành viên trong gia đình sáng lập. Trong số này, hai công ty lâu đời nhất là Hoshi (khách sạn được thành lập năm 781) và Kongo Gumi (công ty xây dựng có lịch sử từ năm 578). Cả hai công ty này đều đến từ Nhật Bản.

Thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, luật dân sự Nhật Bản qui định rằng tài sản của gia đình sẽ được để lại cho nam giới và theo truyền thống đó thường là người lớn tuổi nhất. Do đó, các gia đình có con cái nảy sinh nhu cầu nhận nuôi con trai – những người có thể gánh vác trọng trách duy trì hoạt động kinh doanh và danh tiếng của gia đình. Thậm chí, nếu con đẻ được đánh giá là không phù hợp, anh ta có thể bị con nuôi “vượt mặt”.

Trong khi đó, những gia đình có quá nhiều con trai sẽ gửi con sang các gia đình khác. Rất nhiều vụ nhận con nuôi hợp pháp được thực hiện theo hình thức hôn nhân sắp đặt (omiai) với một trong số các con gái trong gia đình. Người con rể (mukoyoshi) sẽ thay họ theo nhà vợ. Ngày nay, rất nhiều công ty mai mối và trung tâm tư vấn hôn nhân có dịch vụ cung cấp con nuôi cho các công ty Nhật Bản.

Mặc dù luật lệ trên đã bị bãi bỏ khi chiến tranh kết thúc, các công ty gia đình vẫn tuân theo truyền thống này. Trong khi đó, tỷ lệ sinh sụt giảm khiến các gia đình các khó có con trai để kế vị. Toyota, Suzuki, Canon hay công ty xây dựng Kajima đều đã nhận con trai nuôi để tiếp quản công ty.

Trong một số dịp, các bậc cha mẹ nhận con nuôi có thể nhận được những món quà với giá trị lên tới hàng triệu yên. Được chọn làm mukoyoshi cũng có nghĩa là được chọn vào những vị trí lãnh đạo cấp cao.

Điều này tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt và điều này có nghĩa là các công ty gia đình cũng có thể tiếp cận với nguồn nhân tài dồi dào như các công ty khác.

Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người con nuôi kế vị thường xuất sắc hơn cả những người con đẻ, mặc dù tương lai có thể bị hạ bởi một người đến từ bên ngoài cũng là một động lực khiến những người con trai ruột cố gắng vươn lên.

(Theo TTVN/Economist)

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tại sao con nuôi ở Nhật Bản không phải là trẻ em?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc